Chế Linh quay lưng với di sản lịch sử Champa Print
Written by BBT Champaka   
Thursday, 26 January 2012 08:56
che 10
Chế Linh và phu nhân

Theo nguồn tin của Huy Phạm đặng trên Blog Goidan cho biết, ca sĩ Chế Linh trở về Việt Nam để thực hiện Liveshouw xuyên Việt với chủ đề : Chế Linh, 30 năm tái ngộ. Chương trình có sự kết hợp của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên và nhạc sĩ Ðức Huy trong vai trò người hướng dẫn chương trình. Ðêm nhạc đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 21 tháng 10 năm 2011 tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc gia, Hà Nội. Trong đoàn của Chế Linh có ban nhạc Asia và nhóm múa từ hải ngoại trở về hợp tác.

Sau đêm nhạc tại Hà Nội, Chế Linh sẽ hội ngộ khán giả Ðà Nẵng vào ngày 29-10-2011 tại nhà hát Trưng Vương, tại Hải Phòng ngày 5-11-2011 và tại nhà hát Hòa Bình, TPHCM ngày 19-11-2011.

 

Hy vọng Liveshow này sẽ là sự thật để bà con Chăm chúc mừng hầu chứng minh rằng ca sĩ Chế Linh không phải là người Chăm chuyên làm nghề hứa hão huyền như ngày xưa nữa.

 

Ở đâu thì tôi vẫn là Chế Linh, người dân tộc Chăm?


Cũng theo Huy Phạm, Chế Linh tuyên bố rằng “ở đâu thì tôi vẫn là Chế Linh, người dân tộc Chăm”. Ðây là lời tuyên bố rất là trân trọng đáng được ghi vào trang sử.

 

Ai cũng biết, Chế Linh tên thật là Lưu Văn Liên, người Chăm Phan Rang vượt biên vào năm 1980. Tại hải ngoại, ông từng hô hào bà con Chăm dấn thân vào phong trào đấu tranh cho dân chủ, mặc áo lính Việt Nam Cộng Hòa, tay cầm súng gào thét hát ca những nhạc khúc chống cộng. Nhưng cũng là ca sĩ Chế Linh này lại cởi áo Việt Nam Cộng Hòa vào cuối năm 2006 để hát những bài ca tôn vinh Ðảng và Nhà Nước.

 

Ðối với cộng đồng Chăm tại hải ngoại, Chế Linh theo Việt Nam Công Hòa hay theo Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa không phải là trọng tâm của vấn đề, vì đây là thiêng liêng của một công dân sống trong xã hội tự do và dân chủ. Nhưng dân tộc Chăm không bao giờ chấp nhận Chế Linh tự quảng cáo cho mình là người Chăm, tức là đứa con của vương quốc Champa, nhưng chính Chế Linh lại quay lưng với quê hương Champa đổ nát này. Bằng chứng cụ thể, Chế Linh đứng ra phản đối Ðại Hội Champa tổ chức tại Hoa Kỳ vào năm 2007 để kỷ niệm 175 vương quốc Champa bị xóa bỏ trên bản đồ. Chỉ vì muốn mua lòng Ðảng và Nhà Nước để được phép trở về Việt Nam ca hát, Chế Linh lại nỡ lòng chà đạp lên di sản lịch sử của dân tộc này. Ðây là thái độ không nghiêm túc của một ca sĩ gốc người Chăm.

 

Biến cố tiếp theo là ngày 17-9-2011 tất cả bà con Chăm tại hải ngoại hân hoan tổ chức tại San Jose, California, buổi lễ đón mừng sự ra đời của tác phẩm Lịch Sử Vương Quốc Champa. Lễ ra mắt sách này là ngày lịch sử đánh dấu một khúc quanh mới trong bối cảnh của xã hội Chăm hôm nay. Vì lần đầu tiên trong cuộc đời của họ, dân tộc Chăm có tác phẩm viết về Lịch Sử Champa một cách tổng thể, khách quan và khoa học. Mục tiêu của buổi lễ chỉ nhằm nêu ra nguyện vọng rằng Lịch Sử Champa không phải là văn chương phản động hay hận thù mà là yếu tố nằm trong tiến trình hình thành lịch sử Việt Nam. Chính vì thế, Lịch Sử Champa không thể nằm bên lề trang sử của dân tộc Việt mà là bên trong của trang sử này.

 

lich-su
Có gì là phản động trong tác phẩm này mà Chế Linh không đến tham gia buổi lễ

 

Mặc dù buổi lễ này mang một ý nghĩa cao quí, nhưng Chế Linh cũng không đến tham gia và cũng không mua một cuốn sách để làm món quà hầu ghi ơn những bậc tiền nhân đã hy sinh bao xương máu hầu xây dựng vương quốc Champa thân thương này trong suốt chiều dài của lịch sử. Thế thì Chế Linh tự hào cho mình là người Chăm và tự xưng mình là con cháu của họ Chế để làm gì ? Chính đó là vấn đề mà dân tộc Chăm không hiểu Chế Linh muốn gìá?

 

DÂN TỘC CHĂM MUỐN GÌ

 

Chế Linh là đứa con Champa. Dân tộc Chăm chỉ mong mỏi nơi Chế Linh một điều nhỏ nhoi mà thôi, đó là Chế Linh có thì giờ để hát ca cho Ðảng và Nhà Nước, hát ca cho Việt Nam Cộng Hòa thì Chế Linh cũng nên bỏ ít thì giờ để hát những bài ca nhằm tôn vinh si sản Champa. Chính đó mới là điều đáng quí.

 

 

Bài liên quan :

Cuộc trắc nghiệm về ý thức hệ dân tộc của trí thức Chăm hôm nay
Cựu dân biểu Lưu Quang Sang từ chối tiếp xúc với Ts. Po Dharma
Cựu dân biểu Lưu Quang Sang phủ nhận lễ ra mắt Lịch Sử Champa