“Akhar thrah phổ thông” của Q. D. Cẩn: tác phẩm tàn phá chữ viết Chăm Print
Written by BBT Champaka.info   
Sunday, 11 January 2015 09:22
qdc 10

Quảng Đại Cẩn là một trong 6 vị tiến sĩ người Chăm, tốt nghiệp từ trường Hawaii, một Đại Học nổi tiếng ở Hoa Kỳ. Dân tộc Chăm lúc nào cũng hân hoan và phấn khởi khi nghe tin có thêm một vị tiến sĩ người Chăm, nhưng dân tộc Chăm cũng vô cùng thất vọng khi nghe tin Quảng Đại Cẩn vừa đổ bằng tiến sĩ, vì quan điểm của ông về di sản văn hóa, ngôn ngữ và chữ viết Chăm thường đăng tải trên các trang email hay facebook, quá sơ sài, phi khoa học  và đôi khi phản văn hóa. Kể từ đó, hầu hết các nhà trí thức và sinh viên Chăm đều đánh giá rằng Quảng Đại Cẩn là vị tiến sĩ có bằng cắp, nhưng đầu óc không bình thường trong cách lý luận và phân tích vấn đề, chuyên làm nghề suy diễn, nghĩ sao viết vậy, không cần biết đúng hay sai, cứ nhắm mắt mà nói như khỉ vượn những gì mà ông thích nói. Bằng chứng cụ thể, tất cả những bài trao đổi của Quảng Đại Cẩn về si sản văn hóa Champa đều bị độc giả chỉ trích và phê bình, vì nội dung không nghiêm túc, hoàn toàn dựa vào sự suy đoán riêng tư của mình để làm minh chứng cho vấn đề.

 

Bên cạnh đó, Ts. Quảng Đại Cẩn cũng là nhà nghiên cứu đơn độc, không bao giờ tiếp xúc với những người đồng nghiệp của mình, như Ts. Po Dharma, Ts. Thành Phần, Ts. Bá Trung Phụ, Ts. Trương Văn Món, v.v. để trao đổi những kinh nghiệm về nghề nghiệp hầu học hỏi thêm những điều mới lạ. Quảng Đại Cẩn cũng là nhân vật tự cô lập mình trong một thế giới riêng biệt. Định cư ở Hoa Kỳ, nhưng Quảng Đại Cẩn không bao tham gia vào bất cứ những chương trình văn hóa Champa nào do IOC-Champa hay Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa Champa tổ chức tại Hoa Kỳ, dù đó là “Đại Hội Champa kỷ niệm 175 Champa bị xóa bỏ trên bản đồ”, lễ ra mắt sách “Lịch Sử Fulro”, lễ ra mắt sách “Lịch sử vương quốc Champa”, lễ ra mắt sách “Vương quốc Champa: Lịch sử 33 năm cuối cùng 1802-1835”, v.v.

 

Năm 2014, Quảng Đại Cẩn xuất bản tác phẩm mang tựa đề: Akhar thrah phổ thông – Dấu ấn một thời. Nhà xuất bản văn hóa-văn nghệ, TPHCM, 2014, 202 trang. Trong tác phẩm này, tác giả chỉ nhắm vào mục tiêu sau đây:

  

• Dành cho Nguyễn Văn Tỷ viết lời tựa, không phải để giới thiệu tác phẩm, mà là để bào chữa những sai lầm trong sách giáo trình của BBSSCCvà chống lại những nhà khoa học và trí thức Chăm không đồng tình với quan điểm của tổ chức này, mặc dù ông không nêu ra tên tuổi. Lợi dụng cơ hội này, Nguyễn Văn Tỷ tìm cách lý luận quanh co cho rằng Akhar Thrah Chăm ra đời từ thời Po Romé là loại chữ viết quá sơ sài, còn thiếu xót, cần phải chỉnh sửa lại cho hợp lý hợp tình để con em người Chăm dể học.

 

• Kể lễ bao công lao của Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSCC) đã hy sinh vì sự nghiệp đề hình thành sách giáo trình dạy tiếng Chăm.

 

• Bào chữa cho chữ Chăm cải biến lai căng trong sách giáo trình của BBSSCC, qua phong cách lý luận quanh co, hoàn toàn dựa vào sự suy đoán riêng tư của mình để đi đến kết luận rằng: “Akhar Thrah Chăm của BBSSCC là di sản của tổ tiên để lại” (tr, 54).

 

• Buộc dân tộc Chăm phải chấp nhận chữ Chăm cải biến lai căng trong sách giáo trình của BBSSCC, vì đây là công trình do nhà nước Việt Nam xuất bản, không ai có quyền phản đối hay yêu cầu thay đổi.

 

• Tẩy chay và bội nhọ những nhà nghiên cứu Chăm tham gia hội thảo Kuala Lumpur 2006 và những tác giả viết bài trong tác phẩm Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp (nhà xuất bản Phụ Nữ, 2011) đã lên tiếng yêu cầu BBSSCC phải chỉnh sửa lại những sai lầm trong sách giáo trình.

 

• Quảng cáo cho chuyến công du của mình tại Hà Nội để bảo vệ chữ Chăm cải biến lai căng của BBSSCC, mặc dù Quảng Đại Cẩn đã từng lên án chính sách khủng bố của chế độ công sản đối với dân tộc Chăm để được phép xin tị nạn chính trị ở Hoa Kỳ.

 

• Trổ tài bàn luận về ngôn ngữ Chăm qua cách lý luận hoàn toàn phi khoa học và phi văn hóa, nào là âm dài, âm ngắn, âm thấp, âm cao, âm ek, âm ok, v.v. để rồi độc giả không hiểu Quảng Đại Cẩn muốn nói gì.

 

Đọc qua phần nội dung của tác phẩm, chúng tôi có cảm tưởng rằng Quảng Đại Cẩn đang viết tiểu thuyết về lịch sử ra đời của Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSCC) mà ông là thành viên của cơ quan này, chứ không phải bài nghiên cứu nghiêm túc về Akhar Thrah Chăm. Bên cạnh tiểu thuyết này, tác giả còn thêm hàng loạt tiết mục không liên hệ gì với Akhar Thrah Chăm, nào là tiền âm tiết trong tiếng Chăm; nghĩa ngắn dài trong tiếng Chăm; phương án La-tinh; giáo dục song ngữ, đa ngữ ở Việt Nam; phụ lục danh sách công nhân viên, cộng tác viên BBSSCC, v.v.

 

Từ phong cách trình bày vừa nêu ra, chúng tôi đánh giá rằng Akhar thrah phổ thông – Dấu ấn một thời của Quảng Đại Cẩn chỉ là cuốn tiểu thuyết lạc đề và vá víu, có bài gì cũng bỏ vào cho đủ số trang rồi đem đi in là xong.

 

qdc 1
Tác phẩm của Quảng Đại Cẩn

 

Người mù chữ Chăm có nền bàn về

Akhar Thrah Chăm hay không?

 

Quảng Đại Cần là trí thức Chăm rất nổi tiếng trên mạng email và facebook chuyên bàn về ngôn ngữ và chữ viết Chăm và cũng là nhân vật thường bị chỉ trích trên mạng là vị tiến sĩ không biết đọc chữ Chăm và viết chữ Chăm lúc nào cũng sai chính tả. Nhưng đây chỉ là những lời bình luận trên mạng web, không đủ bằng chứng để chúng tôi đưa ra kết luận rằng Quảng Đại Cẩn là người còn non nớt về chữ viết Chăm.

 

Khi đọc qua tác phẩm "Akhar thrah phổ thông – Dấu ấn một thời", và một số bài viết trong Champaka.info, chúng tôi mới phát hiện ra những lời bình luận cho rằng Quảng Đại Cẩn đọc tiếng Chăm không rành và viết tiếng Chăm còn sai chính tả là đúng sự thật. Đây là bằng chứng của chúng tôi:

 

• Viết chữ Chăm sai chính tả

 

Trong lời kết của mục “Chữ Chăm Akhar Thrah của BBSSCC có trong từ điển Aymonier-Cabaton” (tr. 63), Quảng Đại Cẩn viết lời chúc bằng tiếng Chăm như sau:

 

Ngak abih ka xap Chăm diup rai.

Honolulu, harei sa, bilaan salipan, thun 2011

 

Viết tiếng Chăm chưa đầy 2 hàng, nhưng Quảng Đại Cẩn đã vấp phải 3 lỗi chính tả:

Ngak (làm): viết đúng chính tả phải là “ngap”

Diip (sống): viết dúng chính tả phải là “hadiip”

Balaan (tháng), có hua baluw: viết đúng chính tả, thì không có “hua baluw”.

 

• Đọc chữ Chăm không rành

 

Trong bài trao đổi với Quảng Đại Cẩn đăng trong Champaka.info ngày 13-12-2014, Sohaniim đưa ra bằng chứng rằng Quảng Đại Cẩn là vị tiến sĩ không biết đọc chữ Chăm. Vì trên hình minh chứng về Akhar Thrah Chăm do Quảng Đại Cẩn nêu ra trên facebook, chưa đầy 2 hàng, nhưng Quảng Đại Cẩn đã đọc sai 5 chữ.

 

qdc 2
Bản chữ Chăm mà QĐC đưa ra làm thí dụ

 

Đây là bản phiên âm của Quảng Đại Cẩn:

Ni darak ngok di sang ka urang mưng tai ngak đam cuh

Dom kaya dak tano:

khan mbal 1 blah

 

qdc 3
Đây là bản phiên âm của Quảng Đại Cẩn để làm bằng chứng.

 

 

Bản phiên âm này phải sửa lại như sau:

Ni danak daok di sang ka urang metai ngak đem cuh

Dom kaya dak tanai:

khan mbal 1 blah

 

Hai thí dụ vừa nêu ra đã chứng minh rằng Quảng Đại Cẩn là người không biết đọc Akhar Thrah Chăm và viết tiếng Chăm còn sai chính tả, nhưng Quảng Đại Cẩn không ngần ngại đứng ra viết công trình hơn 200 trang để bàn về chữ viết Chăm, chê bai những nhà khoa học như Ts. Po Dharma, Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Trương Văn Món, v.v. là những người không có trình độ về chữ Chăm. Có chăng Quảng Đại Cẩn là vị tiến sĩ có đầu óc không bình thường để rồi quên đi cả thể diện của mình, vì người mù chữ Chăm, không ai giám đứng ra bàn về chữ viết Chăm như Quảng Đại Cẩn.

 

Đứng về phương diện giáo dục mà phân tích, trình độ chữ Chăm của Quảng Đại Cẩn không khác gì trình độ tiếng Việt của người Việt chưa học hết lớp tiểu học. Tại Việt Nam hôm nay, không có một người Việt nào chưa đậu bằng tiểu học, nhưng giám bàn về sách giáo trình dạy tiếng Việt. Đối với dân tộc Chăm, một người mù chữ Chăm như Quảng Đại Cẩn thường làm nghề dạy đời về chữ Chăm là chuyện quá bình thương. Chính đó là bi kịch của xã hội mà sân tộc Chăm đang gánh chịu.

 

Cũng vì không biết đọc chữ Chăm và viết tiếng Chăm còn sai chính tả, Quảng Đại Cẩn đã biến tác phẩm Akhar thrah phổ thông – Dấu ấn một thời, trở thành công trình vô giá trị, qua phong cách lý luận tạp nham, dựa vào suy diễn cá nhân, chỉ tàn phá thêm di sãn chữ Chăm. Chúng tôi yêu cầu Quảng Đại Cẩn nên quay đầu về trường lớp, học lại tiếng Chăm cho am tường rồi sau đó trở về bàn luận chữ viết Chăm với thiên hạ.

 

Thế nào là vai trò của BBSSCC mà Quảng Đại Cẩn thường tôn vinh

 

Vào năm 1978, Nhà Nước Việt Nam cho thành lập Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSCC) để soạn sách giáo trình giảng dạy tiếng Chăm cho con em dân tộc Chăm ở các trường tiểu học. Sau ngày ra đời, BBSSCC đã hình thành công tác biên soạn sách giáo trình dạy Akhar Thrah Chăm. Đây là công trình quí giá mà dân tộc Chăm không thể bỏ quên. Trong bài viết mang tựa đề: “Ngôn ngữ và chữ viết Chăm trong quá trình lịch sử” (Kỷ yếu hội thảo, Kuala Lumpur 2007, trang 22), Ts. Po Dharma cũng nhấn mạnh rằng sự ra đời của BBSSCC: “ là một chính sách đúng đắn và hữu ích mà Nhà Nước Việt Nam đã dành cho dân tộc Chăm nhằm duy trì và bảo tồn di sản văn hóa, ngôn ngữ chữ viết của họ. Ðể thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước Việt Nam giao phó, bước đầu chắc chắc BBSSCC gặp phải khó khăn về vật chất và cả tinh thần, nhưng bằng nỗ lực của mình, BBSSCC đã vượt qua và thực hiện được giáo trình dạy tiếng Chăm rất là qui mô và đồ sộ, có giá trị khoa học rất cao. Ðây là việc làm đáng hoan nghênh và trân trọng mà không ai có quyền phủ nhận. Nhưng tiếc rằng bên cạnh công lao to lớn đó, thay vì BBSSCC áp dụng chữ viết Chăm truyền thống vào giáo trình để giảng dạy cho con em người Chăm, thì BBSSCC lại sáng tạo ra một bộ chữ Chăm mới qua phương pháp cải biến và lượt bớt chữ viết truyền thống Chăm để làm giáo trình giảng dạy”.

 

BBSSCC đã vấp phải những sai lầm gì ?

 

Trong tác phẩm, Quảng Đại Cẩn vùng lên chiến trường hô hào khẩu hiệu cho rằng sách giáo trình của BBSSCC là công trình đồ sộ, khoa học, nghiêm túc, hợp lý và hợp tình, đã từng trải qua hàng trăm lần thử nghiệm, trắc nghiệm và hội thảo để lấy biểu quyết chung trước khi đưa vào sách giáo trình. Chính vì nguyên nhân đó, Quảng Đại Cẩn cho rằng những sai lầm trong sách giáo trình của BBSSCC mà Hội Thảo Kuala Lumpur và tác phẩm Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp (nhà xuất bản Phụ Nữ, 2011) nêu ra chỉ là văn chương bôi nhọ nhằm chống phá BBSSCC mà thôi.

 

Quảng Đại Cẩn đừng quên rằng, Akhar Thrah là chữ viết Chăm, cũng như bất cứ chữ viết nào trên thế giới, cũng cần được chỉnh lý thường xuyên để phù hợp với tình hình hiện tại. Nhưng sự chỉnh lý của chữ viết lúc nào cũng dựa vào cơ sở khoa học và minh chứng nghiêm túc, chứ không phải dựa vào ý kiến và quan điểm của vài cá nhân nào đó như Quảng Đại Cẩn thường trình bày trong tác phẩm của mình.

 

Ai cũng biết, từ ngày ra đời vào năm 1978, BBSSCC đã chỉnh lý hàng trăm vấn đề về Akhar Thrah Chăm để đưa vào sách giáo trình. Nhưng trong công trình chỉnh lý này, BBSSCC đã vấp phải 7 sai lầm mà Hội Thảo Kuala Lumpur 2006 đã nêu ra và yêu cầu BBSSCC phải chỉnh sửa lại để phù hợp với Akhar Thrah Chăm truyền thống do cha ông để lại. Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại, đại diện cho BBSSC có mặt trong hội thảo, cũng đồng ý những sai lầm này và ký vào biên bản của hội thảo.

 

Đây là 7 sai lầm trong sách giáo trình của BBSSCC:

 

1). Chế biến ký tự “paoh gak”

2). Chế biến ký tự “craoh aw” không có “dar tha”

3). Chế biến ký tự “dar tha dar dua” có “hua laluw”

4). Không tôn trọng qui luật chính tả của Akhar Thrah

5). Sử dụng “balaw” một cách tùy tiện

6). Cải biến “takai kik tut takai mâk” không dựa trên qui luật nào

7). Nói sao biết vậy

 

Nhưng trong 7 sai lầm này, có 3 sai lầm quan trọng nhất đã làm đảo lộn cả hệ thống Akhar Thrah Chăm mà dân tộc Chăm không bao giờ chấp nhận, đó là:

 

1). Chế biến ký tự “paoh gak” để áp dụng vào một số từ như “caok” (bóc)

2). Chế biến ký tự “craoh aw” không có “dar tha” để áp dụng vào một số từ như “caok” (khóc) để phân biệt với cách đọc của từ “caok” (thôn Hiếu Lễ)

3). Chế biến ký tự “dar tha dar dua” có “hua laluw” để áp dụng vào một số từ như “maik” (mẹ) để không nhằm lẫn với “maik” (thôi đi).

 

Nói đến vấn đề chỉnh lý chữ viết, thì người ta thường nói đến vấn đề chỉnh sửa qui luật chính tả, ý nghĩa của từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và phong cách hành văn, chứ không có dân tộc nào đứng ra chế tạo thêm ký tự mới để để giải quyết vấn đề âm dài, âm ngắn, âm cao, âm thấp, v.v. của tiếng nói. Chính vì thế, chúng tôi cho rằng sự chế biến 3 ký tự mới vừa nêu ra để đưa vào bản chữ cái Chăm là công tác ngu xuẩn, phi khoa học và phản văn hóa, chưa từng xảy ra trong lịch sử chữ viết trên thế giới.

 

Có chăng Quảng Đại Cẩn, Nguyễn Văn Tỷ dư biết Akhar Thrah Chăm không bao giờ có ký tự “paoh gak” và cũng không bao giờ có ký tự “craoh aw” lượt bỏ “dar tha”. Nhưng vì đã chế biến sai lầm rồi, thành ra hai ông tìm cách bào chữa quanh co để phục hồi cho thanh danh và uy tín của mình, vì sợ nhà nước Việt Nam chê trách Quảng Đại Cẩn, Nguyễn Văn Tỷ và những thành viên của BBSSCC là những người không biết chữ viết Chăm nhưng dấn thân làm nghề chỉnh lý chữ viết của dân tộc này. Người Chăm có tục ngữ:

Dak lahik kabaw yau dak lahik mbaok

Thà mất trâu tơ biết kéo cày còn hơn mắt mặt

 

Quảng Đại Cẩn và Nguyễn Văn Tỷ là hai nhà đấu tranh bảo tồn văn hóa của dân tộc Chăm. Chính vì thế, hai ông phải tôn trọng tiệt để: di sản ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc Chăm là trên hết chứ không phải thanh danh hay mặt mủi của mình. Một khi không biết đọc chữ Chăm và viết tiếng Chăm còn sai chính tả, Quảng Đại Cển nên chắm dứt thái độ bàn về Akhar Thrah Chăm để bàn con Chăm được nhờ và cũng là phương thức phục hồi lại uy tín của một nhà trí thức Chăm có bằng tiến sĩ. 

 

Văn hóa lường gạt người Chăm

 

Trong tác phẩm, Quảng Đại Cẩn cho rằng BBSSCC không chế biến 3 ký tự mới mà chúng tôi vừa nêu ra, vì những ký tự này đã « xuất hiện rất nhiều trong các bản viết tay có nguồn gốc từ cụ Bố Thuận, và các học trò, như ông Thiên Sanh Cảnh, ông Quảng Thành Tấn...” (tr. 61), nhưng ông không cho biết các văn bản này hiện nay nằm ở đâu ? Chính vì thế chúng tôi đưa ra kết luận rằng đây chỉ là phong cách bịa đặt ra minh chứng để lường gạt thiên hạ mà thôi.

 

Cũng trong tác phẩm, Quảng Đại Cẩn huyên hoang khẩn định rằng BBSSCC không chế biến thêm ba ký tự mới để đưa vào sách giáo trình, vi rằng 3 ký tự này đã có mặt trong tự điển Aymonier. Để biện minh, ông đưa ra một bằng chứng sau đây:

 

• Aymonier (tr.68), từ kalaong (bệnh lan, phong hủi) viết không có “dar tha”

• Aymonier (tr. 203), từ traong (trái cà) viết không có “dar tha”

• Aymonier (tr. 39), từ maok (con mọt) viết không có “dar tha” 

 

Không cần Quảng Đại Cẩn nêu ra, người ta dư biết trong từ điển Aymonier và Moussay có hàng chục từ mang ký tự “craoh aw” nhưng không có “dar tha”. Nhưng đây lá cách viết sai chính tả của người Chăm mà Aymonier và Moussay lập lại, chứ không phải là ký tự có giá trị phát âm riêng biệt như BBSSCC bịa ra. Vì rằng, từ “traong” (trái cà), “maok” (con mọt) là hai từ khác nhau thì phải đọc khác nhau, thế thì đâu là minh chứng mà Quảng Đại Cẩn đưa ra bàn luận một cách vô bổ.

 

Vấn đề mà các nhà khoa học thường nêu ra, đó là BBSSCC chế biến ký tự “craoh aw” không có “dar tha” có giá trị âm “ao ngắn” để phân biệt cho những từ viết như nhau nhưng đọc khác nhau. Để phân biệt cách phát âm của những chữ này, BBSSCC đưa ra qui luật trong sách giáo trình dạy tiếng Chăm:

 

• Ký tự “craoh aw” có “dar tha” là âm “ao dài” áp dụng cho những từ như từ “caok” (thôn hiếu lễ) “gaok” (gặp), “paok” (gói), v.v.

 

• Ký tự “craoh aw” không có “dar tha” là âm “ao ngắn” áp dụng cho những từ “caok” (khóc), “gaok” (cái nồi), “paok” (lột), v.v. Tiếc rằng, những từ này lúc nào cũng có “dar tha” trong tự điển Aymonier, Moussay và những văn bản Akhar Thrah Chăm. Chính đây là vấn đề mà Quảng Đại Cẩn phải giải thích cho dân tộc Chăm biết tại sao BBSSCC không tôn trọng cách viết của từ “caok” (khóc), “gaok” (cái nồi), “paok” (lột) luôn luôn có dar tha trong từ điển Aymonier, trong khi đó Quảng Đại Cẩn lại lừa bịp người Chăm cho rằng chữ Chăm cải biến của BBSSCC chỉ là kế thừa của tự điển Aymonier.

 

Điều đáng chú ý thêm, trong 7 sai lầm của BBSSCC mà chúng tôi vừa nêu ra, Quảng Đại Cẩn chỉ nhắc đến “craoh aw” không có “dar tha” là di sản đã có trong tự điển Aymonier, nhưng ông không có một câu nào để trả lời cho 6 sai lầm còn lại. Bỏ công lao viết tác phẩm hơn 200 trang trong đó tác giả kể chuyện quanh co về BBSSCC, bàn tới bàn lui về qui luật phát âm của tiếng nói không liên hệ gì đến chủ đề của chữ viết Chăm để rối đi đến kết luận cho rằng chữ viết Chăm cải biến của BBSSCC chỉ là thừa kế của từ điển Aymonier, là di sản của tổ tiên để lại. Đây  là phong cách lừa bịp người Chăm để bào chữa cho những sai lầm của BBSSCC, vì rằng:

 

• Tự điển Aymonier không bao giờ có “paoh gak”, trong khi đó BBSSCC chủ trương có "paoh gak"

• Tự điển Aymonier không có ký tự “craoh aw lược bỏ dar tha” hàm chứa “ao ngắn” để áp dụng vào những từ như “caok” (khóc), “gaok” (cái nồi), “paok” (lột), v.v. như BBSSCC đã từng chế biến

• Tự điển Aymonier không có ký tự “dar tha dar dua có hua baluw” là âm dài để áp dụng vào từ “maik” (mẹ) như BBSSCC đã áp dụng

• Tự điển Aymonier có qui luật “hua baluw” hoàn thoàn khác biệt với BBSSCC

• Tự điển Aymonier có qui luật chính tả hoàn toàn khác hẳn với BBSSCC

 

Chính vì nguyên nhân đó, lý luận cho rằng chữ Chăm cải biến của BBSSCC là sự kế thừa từ di sản của từ điển Aymonier trở thành văn chương lừa bịp dân tộc Chăm mà Quảng Đại Cẩn và BBSSCC đã từng tung ra hơn một thập niên qua

 

Có chăng vì không biết đọc chữ Chăm và viết tiếng Chăm còn sai chính tả, thành ra Quảng Đại Cẩn không thấy những sai lầm trong sách giáo trình của BBSCC mà chúng tôi vừa nêu ra.

 

Nguyên nhân sai lầm của Quảng Đại Cẩn và BBSSCC

 

Thực tế mà nói, Quảng Đại Cẩn và những thành viên trong BBSSCC như Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trai, Lâm Nài, Bạch Thanh Chạy, Nguyễn Ngọc Đảo, v.v. chỉ là những trí thức Chăm thông thường, biết sơ sài về chữ Chăm, chứ không phải là những nhà văn bản học chuyên về ngôn ngữ và chữ viết Chăm. Bắt nguồn từ đó, Quảng Đại Cẩn, Nguyễn Văn Tỷ và BBSSCC không nhận định được thế nào là sự khác biệt giữa “mục tiêu của tiếng nói” và “mục tiêu của chữ viết”. Chính đó là trọng tâm vấn đề đã đưa đẩy BBSSCC vấp phải bao sai lầm trong công trình chỉnh lý Akhar Thrah Chăm.

 

Quảng Đại Cẩn đừng quên rằng:

 

• Tiếng nói

 

Tiếng nói của người Chăm là cách phát âm để người Chăm cùng hiểu nhau. Tiếc rằng cách phát âm trong tiếng nói thường hay biến đổi, tùy theo gia đình, địa phương, khu vực, không gian và thời gian. Hai thí dụ điển hình:

 

- Urang (con người). Người Chăm phát 3 âm kiểu khác nhau: urang, rang, gang

- Bulan (tháng). Người Chăm phát âm 5 kiểu khác nhau tùy theo địa phương: bulan, bilan, balan, blan, mlan.

 

• Chữ viết

 

Chữ viết của dân tộc Chăm là hệ thống ký tự không có mục tiêu để ghi lại cách phát âm tiếng nói của người Chăm mà là qui định luật chính tả của một từ vựng nằm trong tiếng nói của dân tộc này.

 

Ra đời từ vương triều Po Romé, bản chữ cái Chăm có 82 ký tự bao gồm các ký tự phụ âm (như: ka, kha, ga..) , nguyên âm (như: e, o, u…) và nhị trùng âm (như: ai, ao, ei…), tồn tại một cách bất di bất dịch, không bao giờ thay đổi cho đến năm 1975. Số lượng bất di bất dịch trong bản chữ cái không phải là vấn đề riêng tư của Akhar Thrah Chăm, mà qui luật chung của tất cả chữ viết trên thế giới, dù là chữ Latinh, Phạn, Campuchia, Thái, v.v.

 

Cũng vì số lượng ký tự quá giới hạn nằm trong bản chữ cái, Akhar Thrah Chăm hay bất cứ chữ viết nào trên thế gian này, không thể nào ghi lại một cách toàn diện cách phát âm trong tiếng nói của một dân tộc. Chính vì nguyên nhân đó, một số từ vựng trong tiếng Chăm viết như nhau nhưng đọc khác nhau. Nhưng đây không phải là trường hợp riêng biệt của Akhar Thrah Chăm, mà là qui luật chung của chữ viết trên thế giới, dù là tiếng Anh, Pháp, Khmer, Lào, Thái, v.v. Đây là hai thí dụ điển hình:

 

Urang palei caok gem caok gem caok

Người thôn Hiếu Lễ vừa khóc vừa bóc

 

Luk jru, luk gila, jalan luk

Tẩm thuốc, ngu xuẩn, đường lồi lõm

 

Từ caokluk ở đây viết như nhau nhưng phát âm 3 lần khác nhau. Đây là trường hợp bất qui tắt, buộc phải học thuộc lòng, tùy theo ngữ cảnh mà đọc. Tại sao Quảng Đại Cẩn và BBSSCC không giám đứng ra giải thích cho em Chăm biết đây là trường hợp “bất qui tất” trong chữ viết Chăm, phải học thuộc lòng, mà lại đứng ra chế biến 3 ký tự mới để đưa vào bản chữ cái Chăm, để rồi gây ra bao xáo trộn cho hệ thống Akhar Thrah Chăm.

 

Đối với Quảng Đại Cẩn, Nguyễn Văn Tỷ và BBSSCC, Akhar Thrah Chăm là hệ thống ký tự dùng làm công cụ để ghi lại cách phát âm tiếng nói của dân tộc Chăm. Đây là nhận định sai lầm, phi khoa học và phi văn hóa. Vì rằng, dân tộc Chăm tập trung hơn 400 ngàn người có cách phát âm hơn hàng ngàn kiểu khác nhau, nào là âm dài, âm ngắn, âm cao, âm thấp, âm mũi, âm họng, v.v. Muốn ghi cách phát âm của tiếng nói của dân tộc Chăm một cách toàn diện, thì người ta dùng ký tự phiên âm quốc tế để thực hiện, chứ không ai dùng Akhar Thrah Chăm để giải quyết vấn đề phát âm của người Chăm.

 

Cũng vì định nghĩa sai lầm về mục tiêu của chữ viết, thành ra Quảng Đại Cẩn đưa hàng loạt chủ đề về cách phát âm của tiếng nói, nào là âm dài, âm ngắn, âm cao, âm thấp, hậu tố, tiền tố, v.v. để bàn luận trong tác phẩm, không liên hệ gì với chữ viết Chăm, tức là hệ thống ký tự để qui định luật chính tả của một từ vựng trong tiếng nói chứ không phải dùng làm mục tiêu ghi cách phát âm của tiếng nói.

 

Từ quan điểm sai lầm về mục tiêu của chữ viết, tác phẩm Akhar thrah phổ thông – Dấu ấn một thời của Quảng Đại Cẩn đã trở thành công trình vô giá trị, chỉ làm xáo trộn thêm Akhar Thrah Chăm có hệ thống ký tự nằm trong bản chữ cái vô cùng ổn định kể từ ngày ra đời cho đến năm 1975.

 

Phong cách bôi nhọ người đồng nghiệp

 

Trong tác phẩm, Quảng Đại Cẩn và Nguyễn Văn Tỷ lập đi lập lại hàng chục lần cho rằng những trí thức Chăm tham gia hội thảo Kuala Lumpur 2006 và viết tác phẩm: Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp (nhà xuất bản Phụ Nữ, 2011) chỉ là những người không có trình độ về ngôn ngữ học, quan điểm phiến diện, hạn chế về cơ sở lý luận.v.v. Quảng Đại Cẩn cũng công ngần ngại đưa Ts. Po Dharma ra bội nhọ một cách quá đáng nhưng không cần đưa ra bằng chứng cụ thể nào để chứng minh cho lới nói của mình.

 

Trong bài viết mang tựa đế “Ngôn ngữ và chữ viết Chăm trong quá trình lịch sử” (Kỷ yếu Hội Thảo, 2007, tr. 12), Po Dharma cho rằng: “ Ký hiệu baluw (âm dài) rất quan trọng trong hệ thống Phạn ngữ (…) Chữ viết Chăm cổ điển cũng có baluw, nhưng vị trí và giá trị của nó không cố định”. Nhưng dưới thới Việt Nam Cộng Hòa, người Chăm giải thích rằng baluw là ký tự có giá trị cho âm trầm, thí dụ: “jak” (khôn), âm trắc, không có baluw, “jak” (rủ nhau), âm trầm, có hua baluw. Nhưng theo Po Dharma, đây chỉ là lý thuyết của một số người Chăm, vì trên thực tế “baluw” không có qui luật rỏ ràng trên văn bản của Akhar Thrah Chăm, tùy theo người viết. Dựa vào câu này, Quảng Đại Cẩn viết rằng:

 

“Đúng vậy, ông bà ta viết tùy tiện, rất nhiều âm dài trong thực tế (…) được viết không có baluw, một số ít âm dài viết có baluw (…) Vậy thì ngoại lệ là vài trăm từ chứa âm dài viết có baluw hay hàng ngàn từ chứa âm dài nhưng có cách viết không có baluw? Chưa thấy Po Dharma hay Hội Thảo Kuala Lumpur đề cập cụ thể từ nào và bao nhiêu trường hợp là ngoại lệ” (tr. 72).

 

Vì Po Dharma không đưa ra danh sách những trường hợp ngoại lệ của qui luật “hua baluw” trong chữ Chăm, Quảng Đại Cẩn cho rằng Ts. Po Dharma là người “hạn chế về cơ sở lý luận”. Đây là phong cách chê bai và phỉ báng Ts. Po Dharma một cách quá đáng, mang nội dung xỉ nhục người khác, vượt ra khỏi qui luật trao đổi khoa học giữa những nhà nghiên cứu. Vì rằng bài viết của Ts. Po Dharma chỉ bàn đến qui luật “hua laluw” trong Akhar Thrah trước 1975 do trí thức Chăm đưa ra, chứ đâu có mục tiêu liệt kê âm dài có “hua baluw” hay không có “hua baluw” trong tiếng nói của người Chăm.

 

Chúng tôi không ngạc nhiên cho lắm về bản án của Quảng Đại Cẩn dành cho Ts. Po Dharma, vì Quảng Đại Cẩn cũng từng tuyên bố: tác phẩm: Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp (nhà xuất bản Phụ Nữ, 2011) là công trình khi “khi đọc xong thì làm giấy tiểu tiện”

 

Chê bai Ts. Po Dharma là người "hạn chế về cơ sở lý luận" về chữ Chăm chỉ là phong cách lưu manh nhằm hạ bệ người khác. Đọc chữ Chăm không rành, viết chữ Chăm còn sai chính tả, tại sao Quảng Đại Cẩn giám chê bai những chuyên gia về Akhar Thrah Chăm như Ts. Po Dharma

 

Quảng Đại Cẩn tìm cách chôn vùi Akhar Thrah Chăm truyền thống

 

Đứng trên nguyên tắc giáo dục mà phân tích, sách giáo trình dạy ngôn ngữ cho con em trong trường lớp phải là kim chỉ nam về ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc đó. Vì không có quốc gia nào trên thế giới này đứng ra xuất bản sách giáo trình chứa đựng hàng loạt những lỗi chính tả, ý nghĩa của từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, v.v. Sách giáo trình dạy tiếng Chăm của BBSSCC cũng không thể thoát ra khỏi qui luật này. Chính vì nguyên nhân đó, các nhà khoa học và trí thức Chăm yêu cầu BBSSCC nên chỉnh đốn lại 7 sai lầm trong sách giáo trình mà Hội thảo Kuala Lumpur 2006 đã nêu ra hầu thống nhất di sản Akhar Thrah Chăm do cha ông để lại. Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại hứa là sẽ cố gắng thực hiện nguyên vọng này, nhưng Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại lại quay lưng với chữ ký của mình, tung ra chiến trường Akhar Thrah nhằm kết tội các nhà khoa học và trí thức Chăm không đồng tình với sách giáo trình là nhóm người phản động, chống phá BBSSCC.

 

Và hôm nay, Ts. Quảng Đại Cẩn lại nối gót Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại, đứng ra viết hơn 200 trang giấy, lý luận quanh co để bảo vệ chữ Chăm cải biến của BBSSCC là Akhar Thrah hoàn chỉnh, hợp lý và khoa học, lên án những nhà khoa học và trí thức Chăm không đồng quan điểm với BBSSCC là những nhân vật không có trình độ về chữ Chăm. Nhưng điều đáng chú ý, đó là trong tác phẩm hơn 200 trang này, Quảng Đại Cẩn nhất quyết tuyên bố rằng sách giáo trình của BBSSCC không vấp phải 7 lỗi lầm vừa nêu ra, và khẩn định rằng Akhar Thrah Chăm của BBSSCC là “di sản của tổ tiên để lại” (tr. 54) và cũng là “chữ viết Chăm phổ thông” (tr. 99) mà dân tộc Chăm hôm nay phải có nghĩa vụ áp dụng vào trường lớp và trong xã hội. Vì Quảng Đại Cần cho rằng Akhar Thrah Chăm truyền thống lưu truyền từ thời Po Romé mà các vị tu sĩ, bô lão và trí thức Chăm đang xử dụng hôm này là hệ thống chữ viết Chăm lỗi thời, nên không còn lý do để tồn tại. Đây là quan điểm phản văn hóa nhằm tàn phá di sản Akhar Thrah Chăm do cha ông để lại thì đúng hơn.

 

Nhằm chứng minh Akhar Thrah Chăm của BBSSCC là “di sản của tổ tiên để lại” (tr. 54) và cũng là “chữ viết Chăm phổ thông” (tr. 99), Quảng Đại Cẩn đưa ra bằng chứng rằng chữ viết Chăm cải biến của BBSSCC hoàn toàn phù hợp với Akhar Thrah có trong từ điển Chăm-Pháp của Aymonier và Cabaton (tr.54). Đây chỉ là lời tuyên bố ngang ngược và vô văn hóa nhằm lường gạt dân tộc Chăm thì đúng hơn, vì rằng:

 

• Tự điển Aymonier không có ký tự “paoh gak” như BBSSCC đã chế biến ra

• Tự điển Aymonier không có ký tự “craoh aw lượt bỏ dar tha” ám chỉ cho “ao ngắn” để áp dụng vào từ “caok” (khóc) hầu phân biệt với từ “caok” (thôn Hiếu Lễ) như BBSSCC đã từng chủ trương

• Tự điển Aymonier có qui luật “hua baluw” hoàn toàn khác biệt với BBSSCC

• Từ điển Aymonier có qui luật “takai kik tut takai mâk” hoàn toàn khác biệt với BBSSCC

• Từ điển Aymonier có qui luật chính tả hoàn toàn khác biệt với BBSSCC

 

Kết luận

Một tang lễ nhằm thiêu đốt Akhar Thrah Chăm truyển thống

 

Gần một thập niên qua, không có một nhà khoa học hay trí thức Chăm nào đứng ra đã phá hay chỉ trích công trình của BBSSCC như Nguyễn Văn Tỷ và Quảng Đại Cẩn thường nêu ra để lừa gạt thiên hạ, nhưng họ chỉ nêu ra nhận định rằng sách giáo trình của BBSSCC đã vấp phải 7 sai lầm đã làm tàn phá di sản Akhar Thrah Chăm do cha ông để lại và yêu cầu BBSSCC phải chỉnh sửa lại 7 sai lầm trong sách giáo trình này hầu thống nhất lại Akhar Thrah Chăm truyền thống mà các bậc tu sĩ, bô lão, trí thức và nông dân Chăm đang xử dụng cho đến hôm nay. Không vì lý do gì, đân tộc Chăm chỉ có một tiếng nói nhưng có hai hệ thống chữ viết khác nhau, tức là Akhar Thrah Chăm truyền thống không có “paoh gak” và chữ Chăm cải biến của BBSSCC có “paoh gak”.

 

Không lên án BBSSCC và cũng không yêu cầu BBSSCC chỉnh sửa lại 7 sai lầm trong sách giáo trình, Quảng Đại Cẩn lại bỏ công viết tác phẩm hơn 200 trang để bào chữa cho những sai lầm của BBSSCC. Chính vì nguyên nhân đó, chúng tôi đưa ra kết luận rằng Akhar thrah phổ thông – Dấu ấn một thời của Quảng Đại Cẩn chỉ là tác phẩm có mục tiêu nhằm phá hoại di sản Akhar Thrah Chăm truyền thống để thay vào đó Akhar Thrah Chăm cải biến lai căng có “paoh gak” của BBSSCC mà Quảng Đại Cẩn cho đó là “di sản của tổ tiên để lại”. Câu này có ngụ ý rằng Akhar Thrah Chăm truyền thống lưu truyền từ thời Po Rome chỉ là loại chữ Chăm mục thúi, nên vứt bỏ đi vào thùng rát.

 

Hơn một thập niên qua, dân tộc chăm lúc nào cũng hớn hở và vui mừng khi nghe tin trí thức Chăm trong và ngoài nước đã xuất bản công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm. Năm 2014, Quảng Đại Cẩn cũng xuất bản Akhar thrah phổ thông – Dấu ấn một thời. Nhưng sự ra đời của Akhar thrah phổ thông – Dấu ấn một thời đã làm cho dân tộc Chăm càng đau buồn và hổ thẹn thêm, vì tác phẩm này chỉ là biểu tượng của một đám tang nhằm thiêu đốt Akhar Thrah Chăm truyền thống thành tro bụi để thay vào đó chữ Chăm cải biến lai căng có “paoh gak” của BBSSCC.

 

Sau 8 thế kỷ chiến tranh tương tàn, dân tộc Chăm bị tiêu diệt, đất đai Chăm bị tịch thu, đền tháp Chăm bị bao vây, thần linh Chăm bị buộc làm thuê cho khách du lịch, hệ thống tổ chức xã hội truyền thống Chăm bị xụp đổ, nhưng dân tộc Chăm vẩn còn hảnh diện là mình còn có tiếng nói và chữ viết. Tiếc rằng hôm nay, Quảng Đại Cẩn và Nguyễn Văn Tỷ lại dựa vào thế lực của nhà nước Việt Nam để tàn phá thêm di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm truyền thống do cha ông để lại. Chính đó là bi kịch của xã hội mà dân tộc Chăm đang gánh chịu hôm nay.

 

Dân tộc Chăm hôm nay không xin Quảng Đại Cẩn và Nguyễn Văn Tỷ ban cho họ những bổng lộc gì mà chỉ chấp tay yêu cầu Quảng Đại Cẩn và Nguyễn Văn Tỷ nên chỉnh sửa lại 7 sai lầm trong sách giáo trình của BBSSCC để Akhar Thrah Chăm truyền thống được sống an bình trong thế kỷ thứ 21 này. Đó là thông điệp cuối cùng của dân tộc Chăm hôm nay.

 

Và dân tộc Chăm hôm nay cũng van xin rằng những người đọc chữ Chăm chưa rành, viết tiếng Chăm còn sai chính tả như Quảng Đại Cẩn không nên dấn thân làm nghề chỉnh sửa chữ viết Chăm nửa.