Tại sao hội đoàn Chăm không lên tiếng bảo vệ di sản văn hóa Chăm ? Print
Written by Ja Katem (độc giả trong nước)   
Sunday, 15 February 2015 06:58
jakatem

Trước tiên, tôi xin cám ơn Champaka.info có đăng bài viết của tôi mang tựa đề : “Học chữ Chăm cải biến, tôi trở thành nạn nhân của Q.Đ. Cẩn và BBS”. Hôm nay tôi xin góp phần thêm để nói lên tâm trạng của tôi về thực trạng văn hóa Chăm đang bị bao vây, cải biến và xuống cấp một cách phi lý, chờ ngày bị xóa sổ trong tương lai không xa, nếu dân tộc Chăm không đưa ra giải pháp rỏ ràng để bảo tồn di sản do tổ tiên của chúng ta đã có công gầy dựng trong bao thế kỷ qua.

 

Tôi là sinh viên Chăm xuất thân từ thôn làng đang chứng kiến hàng ngày bao đau buồn về xã hội Chăm đang lâm vào cảnh nghèo đói, trộn cấp, không còn tôn tư trật tự nữa. Thêm vào đó, dân tộc Chăm hôm nay đang đứng bên lề vực thẩm chờ ngày lọt vào hầm hố. Một dân tộc hơn 100 ngàn người nhưng không có một nhà lãnh đạo tinh thần và cũng không có một tổ chức chung để bảo vệ quyền lợi của dân tộc. Các bậc đàn anh đi trước chỉ biết sống cho gia đình mình và cho phe nhóm của mình, không bao giờ nghĩ đến quyền lợi chung của dân tộc. Các hội đoàn trong và ngoài nước chỉ là những tổ chức ô hợp, phần ai náy sống, đường ai náy đi, không bao giờ hợp tác với nhau một khi quyền lợi Chăm bị đe dọa.

 

Gần 3 thập niên qua, tôi và nhiều bạn bè học cùng lớp với tôi chỉ biết than van với bao bất công mà nhà nước Việt Nam đã dành cho di sản văn hóa Chăm, vì chúng tôi không có quyền lực và cũng không có người hướng dẩn và chỉ đường. Đền tháp Chăm bị bao vây chung quanh để thu tiền khách du lịch. Chăm làm Kate trên tháp phải xin phép chính quyền. Tên gọi di sản văn hóa Chăm bị thay đổi : Tháp Po Sah Anaih viết thành Po Sah Ina, tháp Po Dam viết thành Po Đam. Đám cưới tiệc tùng Chăm hoàn toàn làm theo văn hóa người Việt từ áo quần đến món ăn. Các cô học sinh và sinh viên Chăm cũng không còn mặc áo dài Chăm truyền thống như xưa nữa. Múa Shiva trần truồng lỏa thể do người người Kinh chế biến, người Chăm cho đó là vũ điệu truyền thống Champa. Kate là lễ tục của người Bà La Môn, nay trở thành ngày “Quốc khánh Champa” có đài tưởng niệm và có một phút mặc niệm. Thay vì phải tôn vinh Chế Mân là bậc tiền nhân Champa có công với đất nước, người Chăm lại kết tội Chế Mân là “vua chơi gái” bán cả đất nước và giang sang. Người Chăm lúc nào cũng nói đến đoàn kết dân tộc, đấu tranh vì dân tộc, nhưng họ không giám đến tham gia Đại Hội để kỷ niệm 175 Champa mất nước, không hề ghé thăm ngày ra mắt tác phẩm Lịch Sử Champa cổ đại, Lịch sử 33 năm cuối cùng của Champa hay lịch sử đấu tranh của Phong Trào Fulro, v.v.

 

Những gì mà tôi vừa nêu ra chỉ là vài thí dụ điển hình về thực trạng của xã hội Chăm trong và ngoài nước hôm nay. Theo nhận định của tôi, dân tộc Chăm hôm nay không còn làm chủ trên định mệnh của mình nữa, không còn biết đâu là nguồn gốc và giá trị của di sản Champa nữa, để rồi từ đó mỗi cá nhân hay hội đoàn tìm cách chế biến bao yếu tố ngoại lại để ghép vào nền văn hóa Champa. Hết bao vây đền tháp, thay đổi tên gọi di sản văn hóa Champa, nhà nước Việt Nam còn chỉnh lý một cách phi lý cả hệ thống Akhar Thrah Chăm truyền thống do tổ tiên người Chăm để lại, để rồi hôm nay chữ Chăm truyền thống trở thành chữ Chăm cải biến hoàn toàn dựa vào cách suy diễn cá nhân để rồi người Chăm học chữ Chăm cải biến không đọc được chữ Chăm do cha mẹ họ viết. Trường hợp của tôi là người đã từng học chữ Chăm cải biến ở cấp tiểu học, nhưng phải học lại chữ Chăm truyền thống với ông cụ của tôi là thí dụ điển hình.

 

Trước hiểm họa này, tôi và thế hệ trẻ trong nước lấy làm ngạc nhiên tại sao dân tộc Chăm hôm nay tập trung hơn 100 ngàn người có cả dàn tu sĩ, giới khoa học và trí thức phải cúi đầu chấp nhận chữ Chăm cải biến của Ban Biên Soạn, nhưng không có ai giám đi gặp ông Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại để đặt vấn đề một cách trực tiếp: tại sao BBS lại cải biến chữ Chăm như thế. Người Chăm cũng có tổ chức Hội Đồng Phong Tục do các bậc tu sĩ Chăm Ahier và Awal hướng dẫn, nhưng tổ chức này không bao giờ đứng ra để bảo vệ cho Akhar Thrah Chăm truyền thống hay đền tháp Chăm bị bao vây đê lấy tiền khách du lịcg. Trong nước cũng có Trung Tâm Unesco Chăm và Chi Hội Dân Tộc Chăm, nhưng hai tổ chức này không bao giờ dựa vào chức năng pháp lý của mình để yêu cầu nhà nước Việt Nam phải chỉnh sửa lại những sai lầm trong sách giáo trình của Ban Biên Soạn phải tôn trọng di sản văn hóa Chăm. Ngoài nước cũng có hội IOC-Champa, Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa, Hội Văn Hóa Truyền Thống Champa, lúc nào cũng lấy « Champa » làm biểu tượng, nhưng những tổ chức này cũng không bao giờ vùng lên để bảo vệ cho Akhar Thrah Chăm truyền thống hay cho di sản văn hóa Champa bị chỉnh lý theo thời đại văn minh.

 

Và điều đáng trách hơn, đó là ở nước ngoài cũng có Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa và Xã Hội Champa, một tên gọi thật là trân trọng, rất được ngưỡng mộ trong giới sinh viên, nhưng cho đến hôm nay, chúng tôi chưa thấy tổ chức này đứng ra lên tiếng một lần nào qua kháng nghi thư của mình để bảo vệ di sản văn hóa Champa bị cải cách một cách quá đáng hay để đặt lại vấn đề cho Akhar Thrah Chăm truyền thống mà nhà nước Việt Nam đang tìm cách xóa sổ. Và Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa và Xã Hội Champa, dù sao cũng là tổ chức có chức năng pháp lý để bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc Chăm, cũng không giám đứng ra viết kiến nghị gởi cho nhà nước Việt Nam nhằm yêu cầu chính quyền Hà Nội phải tôn trọng di sản văn hóa và phải bảo tồn với bất cứ giá nào Akhar Thrah Chăm truyền thống của dân tộc này. Sự vắng mặt Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa và Xã Hội Champa trên bàn cờ đấu tranh cho dân tộc đã đưa đẩy giới trẻ Chăm hôm nay nêu ra bao nghi vấn: Có chăng tổ chức này sợ nhà nước VN trù dập hay là tổc chức này không có hiến chương rỏ ràng về mục tiêu đấu tranh của mình?

 

Điều đáng mừng là trong nước hôm nay cũng có phong trao bảo vệ di sản văn hóa Champa và chống lại những bất công của xã hội qua nhiều bài viết của giới trẻ và sinh viên Chăm đăng trên web Gulpataom. Trong nước hôm nay cũng có phong trào của giới sinh viên trở lại ghế nhà trường để học lại chữ Chăm truyền thống do thầy Thành Phần hướng dẫn. Nhưng đây chỉ là bước khởi đầu của nhóm trẻ trong nước. Hy vọng rằng bước khởi đầu này sẽ là vước thành công trong tương lai.

 

Hôm nay di sản văn hóa của dân tộc Chăm bị đe dọa. Chính những tổ chức hội đoàn Chăm trong và ngoài nước mới có chức năng đứng ra đấu tranh để bảo vệ di sản này. Nếu các hội đoàn này không muốn nhúng tay vào đấu tranh, có chăng vì quá sợ nhà nước Việt Nam trù dập hay là những tổ chức này không có một ý thức rỏ ràng về định mệnh di sản văn hóa Champa đang bị đe dọa và có thể bị xóa sổ trong thế kỷ thứ 21 này. Hy vọng các hội đoàn hay bậc đàn anh đi trước tìm cách dẫn đường và chỉ lối để cho thế hệ trẻ như chúng tôi có thêm niềm tin cùng nhau bảo vệ di sản Champa của chúng ta.