Chính quyền Ninh Thuận tiếp tay để tàn phá di sản chữ viết Chăm Print
Written by BBT Champaka.info   
Sunday, 15 March 2015 02:01
ninhthuan 10

Akhar Thrah là chữ viết Chăm truyền thống ra đời tư thời Po Rome (1627-2651) mà các bậc tu sĩ, bô lão, trí thức Chăm đang xử dụng trong thôn làng của người Chăm hôm nay. Chữ Chăm “truyền thống” hay “cổ truyền” gồm có 82 ký tự bất di bất dịch, có qui luật chính tả và cấu trúc hành văn rất ổn định kể từ ngày ra đời.

 

Dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến dân tộc Chăm, nhất là góp phần vào công tác bảo tồn di sản ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc này bằng cách cho phép thành lập một Ban Biên Soạn để soạn thảo sách giáo trình dạy tiếng Chăm trong trường lớp, đặt dưới sự điều hành của Lưu Quí Tân, Thiên Sanh Cảnh và Thành Phú Bá (hiện đang định cư ở Hoa Kỳ). Sách giáo trình dạy chữ Chăm dưới thời Việt Nam Cộng Hoà có mục tiêu chuyển tải đến con em người Chăm di sản Akhar Thrah Chăm truyền thống do cha ông để lại, tức là giúp con em người Chăm đọc và hiểu chữ viết Chăm do cha mẹ họ viết.

 

Sau năm 1975, Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chôn vùi sách giáo trình của Việt Nam Cộng Hoà bằng cách hình thành một tổ chức mới gọi là Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSCC) để soạn thảo sách giáo trình dạy chữ Chăm trong trường lớp. Tập trung một số trí thức Chăm biết nói tiếng Chăm nhưng đọc chữ Chăm không rành và viết chữ Chăm còn sai chính tả (như Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại, Quảng Đại Cẩn),  nhất là không chuyên về lịch sử chữ viết Chăm có nguồn gốc từ Phạn ngữ, BBSSCC bị thôi miên bởi qui luật tiếng Việt: “mỗi ký tự có một cách phát âm và mỗi từ vựng có một cách đọc” không liên hệ gì đến cách cấu trúc của chữ Chăm, tự tiện đứng ra chế tạo 5 ký tự mới để đưa vào bản chữ cái Chăm mà BBSSCC gọi đó là 5 chỉnh lý quan trọng: 

 

1). Chế tạo ký tự “paoh gak”

2). Chế tạo ký tự “craoh aw không có dar tha”

3). Chế tạo qui luật của ký tự “hua baluw”

4). Chế tạo qui luật của ký tự “takai kik tut takai mâk” 

5). Qui định mới cho giá trị âm dài ngắn trên nguyên âm “o” và “e”.

 

Đây là 5 chỉnh lý hoàn toàn sai lầm, mang tách cách suy diễn, phi khoa học và phản văn hoá, không dựa vào nguồn tư liệu nào. Vì chữ Chăm truyền thống ra đời từ thời Po Rome mà các bậc tu sĩ, bô lão và trí thức Chăm đang xử dụng hôm nay không có 5  ký tự lai căng này.

 

Sự ra đời của 5 ký tự mới do BBSSCC chế biến đã làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống chữ viết Chăm “truyền thống” hay “cổ truyền”, kéo theo một hậu quả vô cùng tai hại cho thế hệ Chăm trong tương lai, vì con em Chăm học chữ Chăm « cải biến » của BBSSCC không đọc được chữ viết Chăm truyền thống do cha ông để lại. Chính đó là nguyên giải thích tại sao những nhà nghiên cứu Chăm trong nước như Pgs. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Trương Văn Món, Pts. Đàng Năng Hoà v.v.; Hội Thảo Kuala Lumpur 2006 về chữ viết Chăm và nhiều trí thức Chăm trong nước viết tác phẩm “Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp” (nhà xuất bản Phụ Nữ, TPHCM, 2011) đã từng đứng ra kêu gọi BBSSCC và Bộ Giáo Dục Việt Nam phải chỉnh sửa lại 5 chỉnh lý sai lầm trong sách giáo trình hầu thống nhất lại chữ viết Chăm truyền thống và nhất là giúp con em Chăm đọc được chữ Chăm do cha mẹ họ viết. Tiếc rằng lời kêu gọi của các nhà khoa học và trí thức Chăm trong nước không được chính quyển Việt Nam quan tâm đến. Kể từ đó, dân tộc Chăm có cảm giác rằng Đảng và Nhà Nước chỉ biết nghe theo 3 trí thức Chăm (Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại và Quãng Đại Cẩn), để tàn phá di sản chữ viết truyền thống của dân tộc Chăm hơn là bảo tồn di sản chữ viết của dân tộc này. Đây là bằng chứng nhằm giải thích cho vai trò của chính quyền Việt Nam không tôn trọng di sản chữ viết Chăm:

 

1). Thay vì đứng ra sửa chữa 5 sai lầm trong sách giáo trình của BBSSCC, Nguyễn Văn Tỷ (nhận vật chủ chốt bảo vệ chữ Chăm có “paoh gak”) viết văn thư cho Bộ Giáo Dục Việt Nam vào ngày 30-4-2013 (xem phụ lục) nhằm tố cáo các nhà khoa học và trí thức Chăm trong và ngoài nước là nhóm người phản động tìm cách phá hoại và chống đối BBSSCC, một cơ quan của nhà nước.

 

Khi nhận được văn thư của Nguyễn Văn Tỷ, Cục Di Sản của Bộ Văn Hoá và Thể Thao viết công văn cho tỉnh Ninh Thuận vào ngày  16-7-2013 yêu cầu tỉnh Ninh Thuận  giải quyết vấn đề.

 

ninh thuan 20-1
Đơn của Nguyển Văn Tỷ tố cáo trí thức Chăm trước Bộ Giáo Dục VN

 

2). Ngày 18 tháng 12 năm 2013, chính quyền tỉnh Ninh Thuận đưa ra Quyết Định  số 84/2013/QĐ-UBND liên quan đến “Quy định việc dạy và học tiếng Chăm trong các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”, trong đó có:

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc Chăm trong các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh, bao gồm: đối tượng, điều kiện, chế độ chính sách đối với người dạy và người học, cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian thực hiện việc dạy và học tiếng dân tộc Chăm trong các trường tiểu học.

 

Điều 3. Điều kiện tổ chức dạy học

1. Bộ chữ tiếng Chăm sử dụng để dạy và học là bộ chữ cổ truyền, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê chuẩn.

2. Chương trình, sách giáo khoa và tài liệu tiếng Chăm dùng trong dạy và học được biên soạn và thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

Thế nào là hậu quả của « Quyết Định số 84/2013/QĐ-UBND »

 

Đọc qua nội dung « Quyết Định » này,  dân tộc Chăm hôm nay chẳng hiều thế nào là quan điểm của chính quyền Ninh Thuận về « chữ Chăm cổ truyền » ?

 

Trong quyết định, chính quyền Ninh Thuận yêu cầu phải dạy chữ Chăm « cổ truyền », nhưng sách giáo trình giảng dạy chữ Chăm « cổ truyền » phải là « sách giáo trình của BBSSCC » do Bộ Giáo Dục xuất bản. Đây là sự « Quyết Định » hoàn toàn « mâu thuẩn » và « phi khoa học » không nhằm bảo tồn di sản chữ viết Chăm « cổ truyền » mà chỉ nhằm chôn vùi di sản Akhar Thrah Chăm truyền thống do cha ông của người Chăm để lại để thay vào đó một loại chữ Chăm « cải biến lai căng » do BBSSCC chế tạo,  vì  những lý do sau đây :

 

• Chữ Chăm « cổ truyền » là hệ thống chữ viết mà các bậc tu sĩ, bô lảo và trí thức Chăm đang xử dụng hôm nay, tức là chữ Chăm không bao giờ có ký tự « paoh gak », và cũng không có ký tự « craoh aw lượt bỏ dar tha » như BBSSCC đã đề ra.

  

• Một khi kêu gọi con em Chăm học chữ Chăm « cổ truyền », thì tỉnh Ninh Thuận phải yêu cầu BBSSCC chỉnh sửa lại 5 sai lầm trong sách giáo trình do Bộ Giáo Dục xuất bản. Vì  sách giáo trình này không phải là chữ Chăm « cổ truyền », mà là chữ Chăm « cải biến » do BBSSCC đứng ra chế tạo, không liên hệ gì với chữ viết « cổ truyền » của dân tộc Chăm.  

 

Đọc qua nội dung « Quyết Định »  số 84/2013/QĐ-UBND, dân tộc Chăm có cảm giác rằng chính quyền Ninh Thuận đang bảo vệ di sản văn hoá Chăm nhìn qua lăng kính  của BBSSCC, chứ không dựa vào nguyện vọng chung của dân tộc Chăm. Vì « Quyết Định » này chỉ nhằm buộc người Chăm học chữ Chăm « cải biến lai căng» của BBSSCC, tức là biến tầng lớp con em người Chăm thành thế hệ « mù chữ Chăm », vì học chữ Chăm « cải biến », con em Chăm  không đọc được chữ Chăm do cha mẹ họ viết.

 

Và dân tộc Chăm cũng không ngừng nêu ra câu hỏi, tại sao tỉnh Ninh Thuận lại bỏ tiền ra hàng tỷ đồng hàng năm để trả lương cho giáo viên dạy chữ Chăm, nhưng kết quả chỉ đi đến mục tiêu biến con em Chăm thành thế hệ « mù chữ mẹ đẻ » của họ. Đây là hiện tượng giáo dục hi hữu nhất chưa xảy ra trên thế giới. Chính đó là vấn đế mà dân tộc Chăm đã từng lên tiếng gần một thập niên qua, nhưng chính quyền chỉ biết làm ngơ.  

 

Ninh Thuận xem thường các bậc tu sĩ, bô lão và trí thức Chăm

 

Tỉnh Ninh Thuận là nơi tập trung đông đảo người Chăm nhất và cũng là nơi xuất thân nhiều nhà nghiên cứu Chăm (như Pgs. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Bá Trung Phụ, Ts. Trương Văn Món, Pts. Đàng Năng Hoà, vv) và trí thức Chăm (như Sử Văn Ngọc, Đổng Văn Dinh, Bá Văn Quyến, Thập Liên Trưởng, v,v.) không đồng tình với chính sách « cải biến » chữ viết Chăm của BBSSCC. Họ là tập thể người Chăm có trình độ cao về ngôn ngữ chữ Viết Chăm, đã từng đứng ra yêu cầu BBSSCC phải chỉnh sửa 5 sai lầm trong sách giáo trình. Tiếc rằng, chính quyền Ninh Thuận hoàn toàn gạt bỏ họ ra khỏi địa bàn chữ viết Chăm để rồi chỉ nghe theo quan điểm của 3 người Chăm (Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại, Quảng Đại Cẩn) hầu đưa ra Quyết Định số 84/2013/QĐ-UBND.  Chính đó là vấn đề mà dân tộc Chăm không hiểu chính quyền Ninh Thuận muốn gì ?

 

Tinh Ninh Thuận cũng là nơi có Hội Đồng Phong Tục Chăm Bà La Môn và Chăm Bani, tập trung hàng trăm tu sĩ chuyên về chữ viết Chăm và đang xử dụng chữ viết Chăm truyền thống chứ không phải là chữ viết Chăm « cải biến » của BBSSCC. Đối với dân tộc Chăm, những tu sĩ này là cộng đồn lãnh đạo phong tục tập quán có trách nhiệm bảo vệ và truyền bá di sản chữ viết Chăm truyền thống do cha ông để lại. Tại sao chính quyền Ninh Thuận không bỏ ít thì giờ để hỏi ý kiến của các bậc tu sĩ này hầu biết họ đang dùng chữ Chăm « truyền thống » hay chữ Chăm « cải biến » của BBSSCC, trước khi đưa ra  Quyết Định số 84/2013/QĐ-UBND.

 

Hai thí dụ vừa nêu ra  ở phần trên là hai hiện tượng đã làm cho người Chăm bức xúc nhất,  vì chính quyền Ninh Thuận chỉ xem cộng đồng tu sĩ, các nhà nghiên cứu và trí thức Chăm hôm nay chỉ là thành phần ngoại lệ, không có quyền gì để bàn về ngôn ngữ  chữ viết Chăm của họ, ngoại trừ 3 người : Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại và Quảng Đại Cẩn.  

 

Tỉnh Ninh Thuận cũng là cơ quan chính quyền địa phương có lực lượng dân sự hùng mạnh, tập trung những nhà lãnh đạo có thẻ đảng viên, có trình độ học thức cao và có tài năng điều hành quần chúng phù hợp với chủ trương của đảng và nhà nước, luôn luôn chủ trương đấu tranh « vì dân » và làm theo « nguyện vọng » của dân. Tiếc rằng, tỉnh Ninh Thuận không bao giờ phục vụ cho nguyện vọng chung của dân tộc Chăm » mà chỉ nghe theo quan điềm cá nhân của vài người Chăm để rồi từ đó chính quyền tỉnh buộc con em Chăm phải học chữ Chăm « cải biến lai căng » trong sách giáo trình của BBSSCC do Bộ Giáo Dục xuất bản.

 

*

 

Ai cũng biết, sách giáo trình dạy chữ Chăm của BBSSCC đã được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Ninh Thuận phê chuẩn. Nhưng Uỷ Ban này không có trách nhiệm gì về 5 sai lầm trong sách giáo trình. Và ai cũng biết, sách giáo trình dạy chữ Chăm do Bộ Giáo Dục Việt Nam xuất bản. Chình vì thế, Bộ Giáo Dục Việt Nam cũng không có trách nhiệm gì về 5 sai lầm trong sách giáo trình, vì tác giả soạn thảo sách giáo trình không phải là Bộ Giáo Dục Việt Nam mà là một nhóm người Chăm trong đó có Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại và Quảng Đại Cẩn.

 

Một câu hỏi mà dân tộc Chăm thường nêu ra tại sao UBBD tỉnh Ninh Thuận hay Bộ Giáo Dục không tổ chức những cuộc hội thảo nghiêm túc để xác định lại thế nào là sự khác biệt giữa chữ Chăm « cổ truyền » của dân tộc Chăm do cha ông để lại và chữ Chăm « cải biến lai căng» trong sách giáo trình, trước khi đưa ra Quyết Định số 84/2013/QĐ-UBND.

 

Theo chúng tôi, tỉnh Ninh Thuận là cơ quan của nhà nước có nghĩa vụ bảo tồn di sản chữ viết Chăm « cổ truyền » theo nguyện vọng của đồng bào Chăm yêu cầu chứ không thể truyển bá chữ viết Chăm « cải biến lai căng » do BBSSCC chủ trương. Nếu không, chính quyền của tỉnh Ninh Thuận trở thành công cụ nhằm phục vụ cho vài cá nhân người Chăm trong BBSSCC, chứ không phải phục vụ cho tiếng nói chung của đồng bào Chăm nữa. 

 

Xin bấm vào đây để xem : « Quyết Định »  số 84/2013/QĐ-UBND

 

ninh thuan 20-3
Công văn của Cục Di Sản Văn Hoá