Ts. Cẩn chà đạp lên ý nghĩa “Suk Yeng” thiêng liêng của dân tộc Chăm Print
Written by BBT Champaka.info   
Wednesday, 03 May 2017 06:47
can suk10
Ts. Quảng Đại Cẩn

Ts. Quảng Đại Cần, Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại là 3 tội phạm đối với di sản ngôn ngữ và chữ viết Chăm về tội chế biến “paoh gak” để đưa vào hệ thống Akhar Thrah Chăm truyền thống. Đây là hành động ngu xuẩn nhất mà dân tộc Chăm đã từng lên án hơn 3 thập niên qua. Tiếc rằng 3 nhân vật này vẫn tiếp tục dựa vào chính quyền Việt Nam để làm trò hề cho thiên hạ, bằng cách buộc người Chăm ở hai thôn Phước Nhơn và An Nhơn (thôn của Nguyễn Văn Tỷ) viết biểu ngữ Suk Yeng 2017 có ký tự lai căng “paoh gak” để treo lên thánh đường Chăm Bani ở hai thôn này. Đây cũng là biến cố đã chứng minh rằng tập đoàn của Ts. Quảng Đại Cần, Nguyễn Văn Tỷ và Lộ Minh Trại vẩn tiếp tục làm tay sai cho chế độ để tàn phá Akhar Thrah Chăm, vì tất cả biểu ngữ Suk Yeng 2017 của tất cả thánh đường Chăm Bani ở Ninh Thuận và Bình Thuận đều viết với “Paoh Kak”

 

Vì thiếu trình độ, Ts. Cẩn cho rằng Suk Yeng là “ngán ngẫm hủ mấm”

 

Để bảo vệ cho hành động ngu xuẩn và trình độ lem nhem về chữ Chăm của mình, Ts. Quang Cẩn lại tung ra chiến trường trên mạng Facebook cho rằng từ Suk Yeng 2017 viết với “paoh kak” bởi các vị tu sĩ Chăm Bani ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, là sai lầm.  Ts. Quang  Cẩn giám khẩn định rằng Suk Yeng viết với “paoh kak” mang ý nghĩa là “nhằm hủ mắm” hay “ngán ngẫm hủ mắm”. Chính vì nguyên nhân đó, Ts. Quang Cẩn đê nghị ngày thứ sáu (Suk) phải viết với “paoh gak”.

 

can suk 20-2
Đây là những gì Quang Cẩn viết trên Facebook về Suk Yeng = Chán ngán hủ mắm

 

Đọc qua đoạn này, người ta đánh giá ngay Quang Cẩn là vị tiến sĩ lý luận ngu xuẩn còn hơn trẻ em ở trường tiểu học, vì lý do sau:

 

1). Hệ thống Akhar Thrah Chăm không bao giờ có “paoh gak”.

2). “Ngán ngẫm hay sai lầm” viết đúng chính tả phải là “chuk” chứ không phải là “suk”.

3). “Hủ nấm”, viết đúng văn phạm phả là “yeng aia masin” chứ không phải là “yeng”.

 

04 ok suk yeng van lam
03a ok paoh gak an nhon

 

Ts. Quang Cẩn ra trò chà đạp lên ý nghĩa Suk Yeng của dân tộc

 

Suk Yeng trong tiếng Chăm có nghĩa: “thứ sáu quay vòng”, tức là lễ tục thiêng liêng của dân tộc có từ lâu đời mà các nhà nghiên cứu thường cho rằng lễ tục này có thể diễn ra từ khi Hồi Giáo du nhập vào Champa kể từ thế kỷ thứ 16. Suk Yeng chứa đựng hai cụm từ, có nguồn gốc sau đây:

 

• Suk: Thứ sáu

 

Suk phát xuất từ Phạn ngữ (sukra), có nghĩa là ngày thứ sáu. Đối với tín ngưỡng Hồi Giáo, Harei Suk (thứ sáu) còn là ngày thiêng liêng mà các tín đồ Hồi Giáo thường tập trung trong thánh đường để cầu nguyện. Đây là ngày lễ mang tên “salat Joumou’a” có ghi rỏ trong kinh thánh Hồi Giáo (Sourate 62, verset 9).

 

Theo truyền thống của Akhar Thrah Chăm ra đời từ triều đại Po Rome, Suk (ngày thứ sáu) phải viết với “sak praong” và “paoh kak”. Và cụm từ “Suk” đã từng xử dụng trong Kitap thiêng liêng của Chăm Bani, trên văn bản của tài liệu hoàng gia Champa viết từ năm 1702 đến thời Tự Đức (1847-1883), trên tất cả tài liệu viết bằng Akhar Thrah còn lưu trử trong các thôn làng và còn hiện hữu trên tự điển E. Aymonier, G. Moussay và Bùi Khánh Thế.

 

01 ok hoang gia

 

• Yeng: Quay vòng

 

Yeng (đúng chính tả là “ayeng”) có hai nghĩa: quay vòng; cái hủ (đựng rượu, nước, v,v,)

 

Một người biết tiếng Chăm, khi nghe đến từ “Suk Yeng” thì người ta hiểu ngày là “ngày thứ sáu quay vòng” chứ không ai hiểu là “ngán ngẩm hủ mấm” một cách ngu xuẩn nhử Ts. Quảng Đại Cẩn. Đây chỉ là thái độ bịa ra câu chuyện để chê bai ý nghĩa “Suk Yeng” của dân tộc Chăn thì đúng hơn.

 

Kết luận

 

Ai cũng biết Ts. Quang Cẩn là vị tiến sĩ có trình độ chữ Chăm còn lem nhem. Chính vì nguyên nhân đó, Quang Cẩn không nên đứng ra chế biết một cách ngu xuẩn từ Suk (thứ sáu) với “paoh gak” để đưa vào thánh đường Chăm Bani, tức là mái nhà thiêng liêng của đấng Allah.

 

Và Quang Cẩn đừng quên rằng trong Akhar Thrah Chăm, ngày thứ sáu (Suk) phải viết với “paoh kak” đã lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì nguyên nhân đó, Ts. Quảng Đại Cẩn nên trở lại trường lớp để học tiếng Chăm cho rành mạch hơn, chứ không nên đứng ra chê bai và phê phán các vị chức sắc (Gru, Imam, Katip, Acar) Chăm Bani ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là những thành phân không biết viết tiếng Chăm để rồi viết sai chính tả chữ Suk (thứ sáu).

 

Sau cùng, Suk Yeng là ngày lễ thiêng liêng của dân tộc Chăm. Quảng Đại Cẩn không có quyền dựa vào bằng tiến sĩ ba que của mình để chỉnh sửa ý nghĩa Suk Yeng (thứ sáu quanh vòng) thành “ngán ngẫm hủ mấm”. Đây là thái độ vô văn hoá và vô giáo dục đối với di sản tín ngưỡng mà dân tộc Chăm trong và ngoài nước phải tẩy chay vị tiến sĩ ra khỏi cộng đồng.  

 

Định nghĩa Suk Yeng (thứ sáu quay vòng) thành “ngán ngẫm hủ mấm” đã nói lên thế nào là trình độ non kém về văn hoá Chăm của Ts. Quang Cẩn. Và câu chuyện “Suk Yeng” này cũng không khác gì Ts. Quang Cẩn cho rằng Po Nagar Mabek là mẹ của vua Po Rome, nhưng trên thực tế Po Nagar Mabek ám chỉ cho đền của Po Nagar ở gần làng Mabek, gần tháp của Po Rome mà thôi.

 

can suk 20-1
Quảng Đại Cẩn với mũ mão Tiến Sĩ Hoa Kỳ

 

Bài đọc thêm về Ts. Quảng Đại Cẩn:

 

5 chỉnh lý “ngu xuẩn” về chữ viết Chăm trong tác phẩm của Q. Đ. Cẩ


Nguyên sai lầm trong tác phẩm “Akhar Thrah Phổ Thông” của Q. Đ. Cẩn

 

Trả lời cho QDC: thế nào là lai lịch của Po Nagar Mabek

 

Quảng Đại Cẩn: Hiện tượng của một vị Pts. người Chăm

 

Độc giả trả lời cho Quảng Đại Cẩn về Po Mabek