Khủng bố tinh thần : chính sách không dành riêng cho người Chăm Print
Written by BBT Champaka.info   
Friday, 18 April 2014 00:49
khung bo 10
(Ph. đài RFA)

Gần bốn thập niên qua, khủng bố tinh thần đối với sinh viên và trí thức Chăm trong và ngoài nước đã trở thành một chiến lược ưu tiên mà đội ngũ công an Việt Nam không ngừng áp dụng nhằm trù dập những người Chăm có thái độ phản đối một số quyết định sai lầm của đảng và nhà nước đối với tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa,

ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc này.

 

 

Người Chăm là công dân chính thức của quốc gia Việt Nam đa chủng tộc. Dựa vào qui chế này, người Chăm thường bày tỏ quan điểm của mình một cách trung thực về những bất công của xã hội :

 

• Chiếm đoạt tài sản đất đai của dân tộc Chăm

• Biến người Chăm thành tập thể vô sản, nghèo đói vì không có đất đai canh tác

• Lấn chiếm đất đai mồ mã tổ tiên của dân tộc Chăm

• Đào tạo sinh viên Chăm thành tập thể vô dụng, không công ăn việc làm

• Xóa bỏ quyền quản lý của dân tộc Chăm trên đền tháp,

• Bó buộc thần linh Chăm làm thuê cho khách du lịch

• Cải biến Akhar Thrah Chăm thành một loại chữ lai căng mất gốc,

• vân, vân…

 

Thay vì xem đó là nguyện vọng chính đáng của người dân, đội ngũ công an lại ghép trí thức Chăm vào nhóm người phản động, chống phá nhà nước, bằng cách áp dụng chính sách khủng bố tinh thần « vô cùng khủng khiếp » để ngăn chận ngay những người bất đồng chứng kiến. Thay vì cám ơn người Chăm có công nêu ra những bất công trong xã hội, lực lượng công an lại tuyển lựa một vài trí thức Chăm như Nguyễn Văn Tỷ, Đạo Văn Chi, Inrasara, Lâm Gia Tân, v,v, vào đội ngũ bút chiến, tung ra hơn 100 email nặc danh trong một năm nhằm trù dập trí thức Chăm và Champaka.info qua phong cách hành văn vô cùng « dơ bẩn, mất dạy và vô văn hóa ». Chính đó là chính sách khủng bố tinh thần đáng sợ nhất.

 

Những chi tiết lien quan đến sự khủng bố tinh thần vừa nêu ra không phải là chính sách dành riêng cho dân tộc Chăm mà là chính sách chung đối với dân tộc Việt Nam dưới chế độ cộng sản mà đài Á Châu Tự Do đưa ra phân tích vào ngày 16-4-2014. Sau đây là nội dung của bài viết :

 

Nhà nước cảnh sát

 

Xuất phát từ ý thức hệ đấu tranh giai cấp, tất cả các đảng cộng sản khi giành được chính quyền đều xây dựng một bộ máy công an rộng lớn để tiến hành cái gọi là đấu tranh giai cấp của họ. Người đầu tiên thành lập mô hình nhà nước cộng sản là Lenin định nghĩa nhà nước cộng sản một cách ngắn gọn là: “Nhà nước-dùi cui.” (…) Các số liệu được tiết lộ từ Trung quốc cho biết kinh phí giành cho công an, mật vụ của nước này cao hơn cả số tiền giành cho quân đội.

 

Ở Việt nam chưa có số liệu nào được đưa ra, nhưng cũng sẽ dễ thấy hình ảnh của bộ máy ấy dàn trải khắp nơi (…) Qua những hình ảnh từ những cuộc biểu tình bị đàn áp, đôi khi người ta thấy số nhân viên công an, an ninh với đủ loại sắc phục còn đông hơn cả những người biểu tình.

 

Gieo rắc sợ hãi

 

Nhưng bên cạnh đó còn có một sự áp bức tinh thần khó thấy hơn. Sự áp bức này gieo rắc sự sợ hãi và thường xuyên nhắm tới những người trí thức (…) Gia đình của những người bị công an nhắm tới cũng thường được cơ quan công an sử dụng để làm công cụ trấn áp những người đối kháng.

 

Sự kiểm soát và gieo rắc sợ hãi về tinh thần như thế được mở rộng ra trong cả giới sinh viên Việt nam đang du học ở nước ngoài để kiểm soát họ và ngăn cản những sinh hoạt chính trị, tinh thần của họ.

 

Một sinh viên du học (…) cho đài RFA biết:

 

“Du học sinh ở đây thành lập những nhóm và có những đảng viên cài cấm vào, hoặc là những người mang hơi hướng bảo thủ, cộng sản. Họ có lập hồ sơ để biết những hoạt động ở nước ngoài thế nào. Em cũng bị rắc rối vì họ áp lực lên gia đình. Gia đình em báo là em không được tham gia những hoạt động chính trị, hay diễn đạt những tư tưởng trái với nhà nước lên những trang công cộng như là Facebook.

 

Họ cai trị bằng cách gieo rắc sợ hãi, lên mình và lên cả người thân và gia đình nữa. Và đó là cái em đang lo.”

 

Cái đạp vào công lý của một chế độ công an trị

 

Sự áp chế tinh thần đó bao gồm cả triệt hạ nguồn sống, đe dọa về tinh thần và thể xác (…). Và đối với nhiều trí thức thì sự áp chế tinh thần còn khủng khiếp hơn cả bạo lực.

 

Sau lần làm việc với cơ quan công an, nhà văn Phạm Đình Trọng cho đài RFA biết:

 

“Thế nhưng mà cái bạo lực bằng cơ bắp, bằng dùi cui nó không nguy hiểm bằng bạo lực tin thần anh ạ. Công an sử dụng bạo lực với người dân, đánh chết chổ nọ chổ kia thì cũng đã là nguy hiểm, nhưng mà cái bạo lực mà công an cứ hành người dân, cứ gọi lên gọi xuống thì đó là một thứ bạo lực tinh thần. Cái bạo lực ấy còn độc ác và nguy hiểm nhiều lần hơn cái bạo lực bằng cơ bắp và dùi cui.”

 

Bấm vào đây để nghe đài Á Châu Tự Do: Sự khủng bố tinh thần