Phiên họp về chương trình ấn triện Champa tại Mã Lai Print
Written by BBT Champaka.info   
Saturday, 19 April 2014 21:31
shine 10

Ts. Shine Toshihiko là chuyên gia về Champa học của Đại Học Ngoại Ngữ Tokyo, Nhật Bản. Ngày 16-4-2014, Ts. Shine có mặt tại Kuala Lumpur (Mã Lai) để tham dự cuộc họp nhằm bàn về dự án xuất bản tác phẩm “ Tài liệu hoàng gia Champa: Nghiên cứu ấn triện”. Đây là chương trình hợp tác quốc tế giữa Pgs. Ts. Po Dharma (Viện Viễn Đông Pháp), Gs. Ts. Danny Wong Tze-Ken (Đại Học Malaya, Mã Lai), Gs. Ts. Niu Junkai (Đại Học Sun Yat Sen, Quảng Châu, Trung Quốc) và Ts. Shine Toshihiko (Đại Học Ngoại Ngữ Tokyo, Nhật Bản).

 

Tài liệu hoàng gia Champa hiện lưu trử tại thư viện Société Asiatique de Paris, tập trung 5227 trang trong đó có 4402 trang viết bằng Akhar Thrah Chăm và 825 trang bằng tiếng Hán và Nôm. Đây là tư liệu chính thức của vương quốc Champa dưới thời đô hộ của nhà Nguyễn kể từ năm 1692, được chứng thực bởi 405 ấn triện khắc bằng chữ Hán do nhà Nguyễn ban cho.

 

Theo dự án, tài liệu hoàng gia Champa sẽ được tái bản lại qua hệ thống điện tử DVD. Mỗi hồ sơ được trình bày theo tuần tự :

 

• Bản gốc của tài liệu hoàng gia

• Bản chuyển ngữ Latin dành cho tài liệu viết bằng Akhar Thrah và bản đánh lại dành cho tài liệu viết bằng tiếng Hán và Nôm

• Phần tóm tắt nội dung của hồ sơ

 

Theo chương trình, Pgs. Ts. Po Dharma là người đặc trách chuyển ngữ 4402 trang viết bằng Akhar Thrah Chăm sang Latin.

 

shine 20-1
Ts. Po Dharma và Ts. Shine Toshihiko tại Đại Học Mã Lai

 

Chương trình nghiên cứu tài liệu hoàng gia Champa chia làm hai giai đoạn:

 

• Nghiên cứu ấn triện Champa

• Tái bản tư liệu hoàng gia Champa

 

Kết quả của gia đoạn đầu (Nghiên cứu ấn triện Champa) đã cho thấy Cảnh Hưng (1740-1786) và Thái Đức (1778-1793) là hai triều đại đã ban cho vương quốc Champa nhiều ấn triện nhất mà chúng tôi muốn nêu ra ở đây :

 

Bảo Thái (1720-1729) = 1 ấn triện

Vĩnh Khánh (1729-1732) =1

Long Đức (1732-1735) = 1

Vĩnh Hựu (1735-1740) = 17

Cảnh Hưng (1740-1786) = 147

Thái Đức (1778-1793) = 100

Gia Long (1802-1820) = 18

Tự Đức (1847-1883) = 7

Ấn triện không có niên đại =  113

 

Nhìn qua tổng số, người ta biết rằng 405 ấn triện dùng trên tài liệu hoàng gia Champa đều khắc bằng chữ Hán, kể từ thời Bảo Thái (1720-1729) đến thời Tự Đức (1847-1883). Điều này đã chứng minh rằng kể từ thế kỷ thứ XVIII, Champa là vương quốc độc lập nhưng đặt dưới quyền bảo hộ của nhà Nguyễn.

 

Qua tác phẩm “nghiên cứu ấn triện Champa”, độc giả có thể tiếp thu một số khái niệm về :

 

• Mối liên hệ chính trị giữa Champa và nhà Nguyễn

• Nguồn gốc ấn triện Champa

• Vai trò, biểu tượng của ấn triện

• Hệ thống tổ chức hành chánh Champa nhìn qua ấn triện

• Nghệ thuật điêu khắc ấn triện

 

shine 10-1 shine 10-2

Cảnh Hưng : 382

(世子阮章 Thế Tử Nguyễn Chương)

Thái Đức : 2291

(順城鎮王 Thuận Thành Trấn Vương)

 

*

 

Kéo dài từ năm 1702 dưới thời Chánh Hòa (1680-1705) đến triều Tự Đức (1847-1883), tài liệu này là kho tàng lịch sử quí giá có mối liên hệ đến tổ chức chính quyền của quốc gia Champa thời đó. Dựa vào văn bản này, người Chăm có thể chuẩn xác lại qui luật chính tả, cấu trúc ngữ pháp và phong cách hành văn của tiếng Chăm, một chủ đề mà dân tộc Chăm đang tranh luận gây gắt trong cộng đồng hôm nay, nhưng không dựa vào cơ sở khoa học nào. Đây là văn bản chính thức của quốc gia Champa viết bằng Akhar Thrah truyền thống mà dân tộc Chăm nên dựa vào đó để chỉnh sửa lại những sai lầm trong sách giáo trình giảng dạy tiếng Chăm hầu thống nhất lại chữ viết Chăm trong tương lai.

 

Tài liệu hoàng gia Champa

Hồ sơ số : P163-22b (trang 874)

Chuyển sang latinh bởi

Ts. Po Dharma

 

shine 20

 

            * Kahrâ padai tubiak dî galang Takai Gahul mang bulan sa nasak ula anaih tel matäh bulan puis nasak asaih nan dua ribau dua râtuh klau pluh p’âk kajéng [kaje] sa la-i blah,,

            ,, Kurang dî mul tama klau kajéng [kaje] sa jak tep sa la-i blah,,

 

Hai ấn triện của Cảnh Hưng: CH 61-231-70x80mm (本鎮王 Bản Trấn Vương)

 

Chú thích :

 

• Kaje là đơn vị đo lường lúa và gạo : Kaje, theng, jak, jak tep, la-i, la-i blah.

• Mul = danh sách, sổ

• Kahrâ (tính) = lúc nào cũng có hua baluw trên hrâ

• Râtuh (trăm) = lúc nào cũng có hua baluw

• P’âk (bốn) = lúc nào cũng có hua baluw

• Matäh = lúc nào cũng dùng tai kâk