Viện Tộc Người Gốc Champa Sự Vụ : Dự án ma thứ 17 của Thành Đài Print
Written by BBT Champaka.info   
Sunday, 29 June 2014 05:17
dua an ma 17-10
Thành Đài

Thành Ðài trí thức Chăm thôn Phước Nhơn (Ninh Thuận) hiện định cư tại Thuỵ Điễn. Chỉ cần vài năm, Thành Đài đã thành lập 16 “tổ chức ma” tại hải ngoại mà chúng tôi đã từng loan tin trên mạng Champaka.info. Năm 2014, Thành Đài hình thành thêm một tổ chức ma nữa mang tên : « Viện Tộc Người Gốc Champa Sự Vụ ». Đây là công tác chiếm kỉ lục trên thế giới về tốc độ thành lập hội đoàn với 16 “tổ chức ma” kể từ năm 2002:

 

1). Hội Liên Hiệp Quốc Tế Phục Hưng Dân Tộc Chăm,

2). Liên Ðoàn Dân Tộc Chăm Campuchia,

3). Viện Bảo Tàng Champa tại Campuchia,

4). Ðại Học Champa tại Campuchia,

5). Liên Ðoàn Champa Quốc Tế,

6). Hội Ðồng Champa Thế Giới,

7). Quỹ Di Sản Văn Hóa Champa,

8). Ngoại Giao Dân Sự Bắc Âu-Ðông Nam Á,

9). Hội Ðồng Kiều Bào Chăm Hải Ngoại,

10). Trung Tâm Văn Hóa Chăm tại Campuchia,

11). Quỹ Phát Triển Cộng Ðồng Chăm ở khu vực sông Mekong,

12). Chính Phủ Chăm Lưu Vong

13). Ðại Hội Thế Giới Chăm

14). Ủy Ban Quốc Tế Chăm

15). Ðoàn Ðại Biểu về các vấn đề dân tộc Chăm

16). Hàn Lâm Viện Champa

17). Viện Tộc Người Gốc Champa Sự Vụ  (2014)

 

« Viện Tộc Người Gốc Champa Sự Vụ » là tổ chức  không có văn phòng, không có trụ sở và cũng không có nhân viên, nhưng Thành Đài tự tôn mình là Viện Trưởng của viện này. Theo Thành Đài, mục đích của Viện là nghiên cứu và tham vấn về chính sách tộc người Champa trên thế giới. Nhưng trong lời mở đầu của qui chế, Thành Đài lại tuyên bố:  Viện Tộc Người Gốc Champa Sự Vụ không thực hiện sứ mệnh của mình trên lãnh thổ Việt Nam, cũng như không can thiệp vào đời sống nội bộ dân tộc Chăm bản xứ tại Việt Nam. Chúng tôi không nhạc nhiên cho lắm về lời tuyên bố này, vì Thành Đài là người Chăm đi hàng hai trong chiều hướng đấu tranh : tự hào cho mình là người Chăm nhưng lúc nào cũng o bé chế độ Việt Nam để xin hợp tác với các tổ chức của Hà Nội và tìm cách quảng cáo cho chính sách tuyệt vời của đảng và nhà nước đối với dân tộc Chăm.

 

Lý do không can thiệp vào nội bộ dân tộc Chăm tại Việt Nam, là vì Thành Đài dành thời gian đấu tranh cho dân Chăm ở hải ngoại. Đây là chỉ là phong cách lường gạt người Chăm thì đúng hơn, vì Thành Đài không quen người Chăm nào ở Pháp, Hoa Kỳ, Mã Lai, Thái Lan, v.v.

 

du an 17