VN nên học bài của Úc về chính sách đối với dân bản địa Print
Written by BBT Champaka.info   
Tuesday, 16 September 2014 07:45
ban dia uc 10
Thủ Tướng Úc Đại Lợi

Hôm Chủ nhật 14/9 ông Abbott, Thủ Tướng Úc đã tới vùng Arnhem khu vực của người dân bản địa, theo đúng lời cam kết đưa ra khi tranh cử, là mỗi năm ông sẽ dành một tuần sống và làm việc ở các khu vực thổ dân xa thủ đô. Mục tiêu viếng thăm là nhằm nghe người dân bản địa nói về các nhu cầu của cộng đồng.

 

 

Đấu tranh để dân bản địa được công nhận trong hiến pháp

 

Ông thủ tướng Úc hiện đang trú trong một chiếc lều trại tại một khu của dân bản địa coi là khá linh thiêng gần Nhulunbuy, đông bắc Northern Territory. Khi tới nơi hôm 14/9, ông được đón tiếp theo phong tục truyền thống của thổ dân.

 

Ông Abbott mô tả chuyến đi của mình là cơ hội "hiểu thêm về nhu cầu của người dân bản địa sống và làm việc tại các khu vực".

 

Lãnh đạo thổ dân ở các địa phương nói họ đang vận động để trưng cầu dân ý về điều khoản công nhận dân bản địa trong Hiến pháp Australia.

 

Năm ngoái, Quốc hội nước này thông qua điều luật công nhận thổ dân và cư dân đảo tại eo biển Torres là những dân bản địa của nước Úc. Tuy nhiên tới nay Hiến pháp chưa ghi nhận điều này.

 

Ông Abbott nói:  "Điều quan trọng hiện nay là lập nên thời khoá biểu cho việc trưng cầu dân ý để người dân bản địa được công nhận chính thức trong hiến pháp.  Chúng ta cần cẩn trọng để thành công, chứ không nên vội vàng vì không ai muốn đưa ra một đề xuất dạng này mà rồi xôi hỏng bỏng không."

 

Nạn thất nghiệp tỷ lệ khá cao tại các vùng thổ dân sinh sống cũng nằm trên nghị trình của ông thủ tướng. Thổ dân Úc châu, hiện chiếm khoảng 2% dân số, bị cho là nhóm dân ít cơ hội nhất ở Australia. Tỷ lệ tỷ vong trẻ sơ sinh, nghiện ma túy, nghiện rượu và thất nghiệp trong các cộng đồng thổ dân đều cao hơn các nơi khác.

 

ban dia uc 20
Dân bản địa tại Úc

 

 

*

Người Chăm là thập thể tộc người đã có mặt tại miền trung Việt Nam trước cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt, nhưng chính quyền Hà Nội vẫn chưa công nhận người Chăm là dân bản địa theo đúng với Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về Quyền của dân bản địa, mặc dù Việt Nam là quốc gia đã ký vào bản Tuyên Ngôn. Kể từ đó, không ai có thể tiên đoán thế nào là định mệnh của dân tộc Chăm trong thế kỷ thứ 21 này.