Từ cung đình xa hoa của CS đến cung đình nghèo đói của người Chăm Print
Written by BBT Champaka.info   
Friday, 27 February 2015 05:47
cung 10

Nhân ngày đầu xuân, mạng tuyền thông trên thế giới đưa ra bức ảnh liên quan đến cuộc sống và gia tài của Nồng Đức Mạnh, người đã từng đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam trong suốt 10 năm trời, đã gây ‘sốt’ và lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội. Trong các bức ảnh đó, một bức ảnh được nhiều người chú ý, đó là ông Nông Đức Mạnh ngồi trên một chiếc ghế lớn, chạm trổ đầu rồng màu vàng, nói chuyện với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn là Nguyễn Đắc Vinh.

 

Nếu người dân quan tâm đến, bởi vì một Tổng bí thư của Đảng cộng sản, thế thì tiền ở đâu mà lại giàu đến mức như thế? Một số Bloger trong nước nhận định với đài VOA, lý do vì sao dư luận lại quan tâm đến “chiếc ghế vàng của Nông Đức Mạnh”:

 

“Người ta ngạc nhiên về đời sống xa hoa của một người đã phát động chương trình học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Một người như vậy, nhưng khi bộc lộ ra đời sống thì lại quá xa hoa trong khi đất nước còn nghèo, dân chúng còn rất đói khổ và dân oan thì ở khắp nơi. Cái quan trọng thì cũng không phải chuyện giàu có, xa hoa, mà còn là cái trình độ nữa. Trình độ văn hóa, trình độ thẩm mỹ thể hiện trong cái ngôi nhà đó. (…) Một con người như vậy lãnh đạo đất nước trong 10 năm thì người ta thấy thất vọng”.

 

Một số Bloger khác cũng cho rằng tại sao dân chúng lại quan tâm tới sự xa hoa của một cán bộ CS đã về hưu”: “Người dân quan tâm đến bởi vì một người gọi là nguyên, tức là đã làm Tổng bí thư của Đảng thì tiền ở đâu mà lại giàu đến mức như thế? Hỏi rằng tiền, cái nhà, ghế dát vàng như thế lấy ở đâu ra”.

 

Đây là cung đình xa hoa của chế độ CS:

 

cung-1
Ngai vàng của Nông Đức Mạnh

 

Nhìn qua hình ảnh này, dân tộc Chăm cảm thấy quá đau lòng về thân phận hẩm hiu của mình. Đau lòng, vì dân tộc Chăm là thần dân của vương quốc Champa hùng mạnh xưa kia, nhưng hôm nay trở thành tập thể không quê hương và tổ quốc. Và hôm nay, người Chăm phải gánh chịu bao tang thương, đói rét, nghèo đói và bần cùng.

 

• Sau ngày vương quốc Champa bị xoá bỏ trên bản đồ vào năm 1832, triều đình Huế ban cho dân tộc Chăm một qui chế riêng gọi là “qui chế thổ dân”, trong đó người Chăm có lãnh thổ đất đai riêng, hệ thống tổ chức gia đình và xã hội riêng, có toà án phong tục riêng và có người lãnh đạo riêng tức là huyện trưởng của huyện An Phước và Phan Lý Chàm, tập trung tất cả làng mạc người Chăm nằm trong hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

 

• Dưới thời Pháp thuộc, người Chăm không phải là thần dân của triều đình Huế mà là công dân trực thuộc chính quyền Đông Dương của Pháp, có qui chế tự trị, có lãnh thổ đất đai và tổ chức xã hội riêng, dùng Akhar Thrah Chăm là chữ viết trong mọi ngành hành chánh vào thời buổi đó.

 

• Dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, nhà nước Việt Nam vẫn duy trì qui chế tự trị này về chủ quyền đất đai và hệ thống tổ chức gia đình và xã hội riêng. Mọi vấn đề liên quan đến an ninh, văn hoá, tín ngưỡng, pháp lý, v.v. hoàn toàn nằm trong tay của hai ông quận trưởng Chăm đó là quận An Phước và Phan Lý Chàm. Chính vì nguyên nhân đó, các nhà chức trách ngay cả công an của Việt Nam Cộng Hoà không có quyền vào thôn xóm của người Chăm, nếu không có sự đồng ý của ông quận trưởng Chăm. Cũng vào thời điểm đó, người Kinh không có quyền mua đất đai hay định cư trên lãnh thổ của người Chăm và cũng không có quyền khai phá núi rừng nằm về phía tây của tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, vì đây là núi rừng thuộc về sở hửu của dân tộc Chăm.

 

• Sau ngày giải phóng Sài Gòn vào năm 1975, nhà nước Việt Nam xoá bỏ mọi qui chế tự trị của người Chăm, đưa ra chính sách chiếm đoạt tất cả đất đai và tài sản của họ, biến dân tộc Chăm thành “tập thể vô sản” nghèo đói bần cùng, xiềng xích họ trong chế độ công an quản lý, công an nắm quyền và công an chỉ đạo.

 

Không còn làm chủ trên định mệnh của mình, dân tộc Chăm trở thành tập thể lai căng về mặt văn hoá và mất gốc về quá trình lịch sử, đang đứng bên lể vực thẩm, chờ ngày bị xoá sổ trên bản đồ chủng tộc của thế giới vào thế kỷ thứ 21 này.

 

Đây là cung đình của dân tộc Chăm

 

cung-2
Gia tài của người Chăm chỉ có cái nhà dơ dáy và cây chổi đã mòn
cung-5
Quá đói, người Chăm ăn sạch nồi không còn miếng cơm cho chó mèo hưởng