Lịch sử Champa bằng tiếng Anh sẽ ra mắt trong Đại Hội 2015 Print
Written by BBT Champaka.info   
Wednesday, 13 May 2015 01:12
champa-10

Đại Hội Champa lần II sẽ diễn ra vào ngày 24-5-2015 tại hội trường Davis, một trong những đại học nỗi tiếng ở tiểu bang California, Hoa Kỳ, đặt dưới sự điều hành của Julie Thi Underhill, Azizah Ahmad, Asma và Amina, bốn cô thiếu nữ Chăm tốt nghiệp từ đại học Hoa Kỳ nhưng xuất thân từ 3 miền khác nhau: Panduranga, Châu Đốc và Campuchia. Đây là diễn đàn dành cho thanh niên Champa trên thế giới để bàn về vai trò của họ đối với định mệnh của dân tộc Chăm trong thế kỷ thứ 21 này. Nhưng trước khi bước vào diễn đàn, Đại Hội Champa 2015 sẽ có buổi lễ long trọng hầu tuyên bố ngày ra mắt tác phẩm “Vương Quốc Champa. Địa Dư, Dân Cư và Lịch Sử” do Gs. P-B. Lafont thực hiện, được chuyển ngữ sang tiếng Anh bởi luật sư Jay Scarboorough.

 

Đại Hội 2015: Ngày tuyên dương tác phẩm Lịch Sử Champa

 

“Vương Quốc Champa. Địa Dư, Dân Cư và Lịch Sử” là tác phẩm viết bằng tiếng Pháp xuất bản lần đầu tiên tại Paris vào năm 2007 bởi nhà xuất bản Les Indes Savantes. Năm 2012, tác phẩm này được phép dịch sang tiếng Việt do tổ chức Champaka thực hiện và do IOC-Champa ấn hành. Đây là tác phẩm lịch sử Champa mang tính cách tổng thể, trong đó Gs. P-B. Lafont trình bày một cách khách quan về những gì đã xảy ra trong quá trình lịch sử của vương quốc Champa, từ vai trò địa lý, văn hoá, nghệ thuật, tín ngưỡng, hệ thống tổ chức chính trị và xã hội cho đến lịch sử của vua chúa cũng như nền bang giao giữa vương quốc Champa và Việt Nam trong quá trình hình thành đất nước.

 

Nhằm chuyển tải kho tàng di sản lịch sử Champa đến thế hệ thanh niên Chăm, nhất là thanh niên trưởng thành ở hải ngoại, không biết đọc tiếng Việt và tiếng Pháp, tổ chức Champaka đã xin bản quyền để chuyển ngữ tác phẩm này sang tiếng Anh do Jay Scarborough thực hiện. Trong tác phẩm chuyển ngữ sang tiếng Anh có phần “Thay lời tựa” của Pgs. Ts. Po Dharma nhằm giới thiệu sơ qua lịch sử của Gs. P-B. Lafont và đưa ra một số nhận định về nội dung của tác phẩm này.

 

champa-20-1
Lịch sử Champa bằng tiếng Anh

 

Champaka là cơ quan nghiên cứu có trụ sở tại Pháp, có hai bộ phận:

 

• Tập San Champaka, chuyên về lịch sử và nền văn minh Champa

• Web www.champaka.info là cơ quan thông tin và nghị luận liên quan đến vấn đề xã hội Chăm.

 

Jay Scarborough là người Hoa Kỳ, tốt nghiệp từ phân khoa luật học của đại học Haward mà người Chăm không ngừng nhắc tên. Ông đã từng làm giáo sư giảng dạy tiếng Anh ở trường trung học An Phước Chăm, sau này là Trường Trung Học Po Klong. Nói thông thoạo tiếng Việt nhưng rất gần gủi với dân tộc Chăm hơn một thập niên dưới thời Việt Nam Cộng Hoà. Sự ra đời của tác phẩm này bằng tiếng Anh phải là công trình lớn lao của Jay Scarborough mà dân tộc Chăm không thể bỏ qua bên lề của lịch sử.

 

Bên cạnh Jay Scarborough, dân tộc Chăm cũng không thể quên tên Gs. P-B. Lafont, người đã bỏ ra nhiều năm để viết “Vương Quốc Champa. Địa Dư, Dân Cư và Lịch Sử”, một tác phẩm lịch sử có giá trị, trong đó, Gs. P-B. Lafont luôn luôn đặt vai trò của mình là một nhà sử học chứ không phải là người bạn thân của dân tộc Chăm, để phân tích những biến cố đã xảy ra trong vương quốc Champa, qua cách trình bày rất khách quan, lý luận rất khoa học và dựa vào những tư liệu thuyết phục hầu đưa cội nguồn lịch sử Champa trở lại đúng với vị trí của nó.

 

Công trình biên soạn lịch sử Champa và công lao chuyển ngữ tác phẩm này sang tiếng Anh là món quà vô cùng quí giá mà Gs. P-B. Lafont và Ls. Jay Scarborough đã để lại cho dân tộc Chăm, nhất là dành cho thế hệ trẻ Chăm trưởng thành ở hải ngoại có cơ hội biết đến những gì đã xảy ra trong quá trình hình thành vương quốc Champa.

 

champa 20-3
Ls. Jay Scarborough

 

Lịch sử Champa: di sản thiêng liêng xây dựng bằng xương máu

 

Lịch sử Champa là tổng thể của những biến cố đã xảy ra trong quá khứ và cũng là tờ “di chúc thiêng liêng” được xây dựng bằng xương máu của các bậc tiền nhân và những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu hôm nay, dân tộc Chăm và thanh niên Chăm còn tự hào cho mình là người Chăm, thì họ không thể quay lưng với những bậc tiền nhân đã có công xây dựng vương quốc Champa trong quá trình của lịch sử dựng nước và xây dựng đất nước.

 

Đây là lúc mà dân tộc Chăm và thanh niên Chăm phải ly khai ra khỏi chế độ gia đình trị và phe nhóm trị, xóa bỏ mọi hận thù trong quá khứ, để cùng nhau cúi đầu tôn vinh những bậc anh hùng liệt sĩ được khắc tên trong tác phẩm: “Vương Quốc Champa. Địa Dư, Dân Cư và Lịch Sử” sẽ ra mắt trong Đại Hội Champa 2015 tại Hoa Kỳ.

 

Những chướng ngại trước mắt của đại hội

 

Đại Hội Champa 2015 cũng là cơ hội mà dân tộc Chăm phải tìm cách thoát ly ra khỏi chính sách thôi miên của chế độ cộng sản đang tìm cách tuyên truyền nhằm tách rời thế hệ trẻ Chăm ra khỏi không gian của lịch sử Champa, tảy chay những cá nhân hay tổ chức nào muốn tôn vinh lịch sử Champa để làm tiêu chí cho ý thức hệ đoàn kết dân tộc hầu làm bàn đạp cho cuộc đấu tranh đòi quyền của dân tộc Chăm bản địa.

 

Trong chương trình dập tan đại hội, chế độ Hà Nội tìm cách lôi kéo một số người Chăm nhẹ dạ, để họ không giám đến tham gia Đại Hội Champa 2015, nhân ngày ra mắt tác phẩm “Lịch Sử Champa. Bên cạnh đó, chế độ Hà Nội còn ra lệnh cho một số tay sai của mình viết bài chống đối Đại Hội. Thí dụ điển hình nhất, đó là trường hợp của Quảng Đại Cẩn. Là vị tiến sĩ Chăm sinh sống tại Hoa Kỳ, thay vì đứng ra giúp đở các cô thiếu nữ Chăm như Julie Thi Underhill, Azizah Ahmad, Asma và Amina, để tổ chức đại hội hay tham gia phát biểu trong ngày đại hội, Quảng Đại Cẩn lại quay lung với giới trí thức Chăm trẻ để chống phá đại hội. Đây là thái độ “tồi tệ và bất lương” nhất của một trí thức Chăm có bằng tiến sĩ, mà lịch sử Champa không thể chấp nhận và tha thứ.

 

Bên cạnh Quảng Đại Cẩn còn có bài viết của tên nặc danh “Đàng Năng Anh” với nội dụng vô cùng “lưu manh và dơ bẩn” hầu chứng minh rằng ban tổ chức đại hội Champa 2015 chỉ là “tổ chức bù nhìn” hoàn toàn do Ts. Po Dharma và mạng web Champaka đứng sau màng giật dây và chỉ đạo mà thôi. Theo chúng tôi, bài viết của tên nặc danh “Đàng Năng Anh" chỉ là quan điểm của Ts. Quảng Đại Cần thường trao đổi trên mạng và cũng có thể do chính bàn tay của Quảng Đại Cẩn viết ra thì đúng hơn.

 

Hy vọng rằng thanh niên Chăm không bị thôi miên bởi văn chương của đội ngũ bút chiến của Hà Nội hay phương pháp tuyên truyền của người Chăm như Ts. Quảng Đại Cẩn làm tay sai cho chế độ, để rồi quên đi nghĩa vụ của mình đối với lịch sử Champa, nhất là đối với những bậc tiền nhân đã hy sinh xương máu cho quê hương Champa thân thương đã kéo dài hơn 1800 năm trong những chặn đường xây dựng đất nước.

 

Cũng cần nhấn mạnh ở đây: Nếu cho rằng Quảng Đại Cẩn là tay sai cho chế độ, vì rằng vị tiến sĩ này là nhân vật chuyên làm nghề luồn cúi chính quyền Việt Nam, lúc nào cũng bào chữa một cách mù quáng cho rằng những chính sách của chế độ Hà Nội đối với dân tộc Chăm là đứng đắn, hợp lý và hợp tình, dù chính sách này có mục tiêu tước đoạt tài sản đất đai của dân tộc Chăm, xóa bỏ quyền sở hửu của người Chăm trên đền tháp, tàn phá ngôn ngữ chữ viết Chăm, phỉ báng và mạ nhục những trí thức Chăm không đồng quan điểm với chế độ, v.v.

 

*

 

Tóm lại, tham gia Đại Hội Champa 2015 để tôn vinh các bậc tiền nhân hy sinh vì đất nước không mang ý nghĩa hô hào chủ thuyết đòi vương quốc Champa độc lập mà là bày tỏ lòng tôn kính của mình đối với những anh hùng liệt sĩ đã có công xây dựng vương quốc Champa mà thôi. Đây là quyền thiêng liêng của người Chăm mà không có nhà nước nào, tổ chức nào hay nhóm tay sai cho chế độ nào có đủ quyền lực ngân cấm họ.

 

champa-20-2