Công an đập phá đền miếu thờ Kut người Chăm thôn Chất Thường Print
Written by BBT Champaka.info   
Friday, 17 July 2015 06:39
cong an kut cham 10

Theo phong tục Chăm, Kut (nghĩa trang của Chăm Balamon) dù có chủ nhân thờ phượng hay hoang phế vẫn là di sản văn hoá mang tính cách thiên liêng trong tín ngưỡng của người Chăm. Palei Baoh Dana  (Chất Thường, Ninh Thuận) có tượng Kut hoang nằm phía đông của thôn, đã trở thành nơi tập trung đống rác dơ bẩn của thôn này. Chính vì nguyên nhân đó, Kut hoang đã hiện ra trong những buổi lễ lên đồng lên bóng trong thông Chất Thường yêu cầu người Chăm phải di dời Kut này vào trong thôn gần trường tiểu học và xây dựng đền miếu để thờ phượng.

 

 

Biết rằng, sự di dời Kut này vào thôn không có giấy phép của chính quyền Việt Nam. Nhưng đối với phong tục của người Chăm, đất đai thôn làng của người Chăm phải thuộc về người Chăm. Nếu đa số bà con Chăm thôn Chất Thường không chấp nhận sự di dời này, thì đó là vấn đề giữa người Chăm của thôn này, để họ tự giải quyết với nhau theo phong tục tập quán của họ. Đây là truyền thống do cha ông để lại cho đến năm 1975.

 

Việt Nam là quốc gia đa chủng tộc, có hiến pháp công nhận quyền tự do tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số. Dựa vào hiến pháp này, một số bà con Chăm thôn Chất Thường có quyền tin vào Kut hoang này và xây dựng đền để tôn thờ tượng Kut theo phong tục của họ. Tiếc rằng, chính quyền Việt Nam lại kết tội bà con Chăm tin vào Kut là nhóm mê tin dị đoan, chiếm đoạt đất đai để xây dựng đền miếu hầu thờ thần linh không phù hợp với luật pháp của Việt Nam. Kể từ đó, chính quyền ra lệnh cho đội ngũ công an đến tàn phá nơi thờ phượng Kut của người Chăm bằng cách tháo bỏ đền miếu này để chở về trụ sở của xã-huyên và hành hung người Chăm, nhất là những người đàn bà, qua hành động vô cùng man rợ chưa từng xảy ra dưới thời Việt Nam Cộng Hoà.

 

Chỉ vì xây đền miếu để thờ phượng Kut, chính quyền Việt Nam lại dùng bạo lực để đàn áp người Chăm một cách thô bạo, đập pháp đền miếu Chăm một cách trắng trợn với lý do là người Chăm muốn làm nghề mê tín dị đoan, tin vào thần linh không phù hợp với chính sách của đảng và nhà nước. Đây là nỗi thống khổ của người Chăm mất nước, mất quê hương và tổ quốc, đã từng diễn ra dưới chế độ cộng sản kể từ 1975.

 

kut 20-1
Kut Chăm ở thôn Chất Thường

 

Vì lòng tin, người Chăm phải xây đền miếu để thờ thần linh, nhưng bị ghép vào tội mê tín dị đoan. Cũng vì lòng tin, người Kinh cũng phát sinh hàng loạt an miếu dọc theo đường quốc lộ để thờ phượng những người bị tai nạn xe cộ, xây dựng hàng loạt cái chùa hoành tráng để thờ Đức Phật và điêu khắc rất là công phu hàng ngàn cái tượng Hồ Chí Minh trưng bày trong thành phố, trang trí nơi công cộng và triển lãm trong phòng óc của nhà nước, cũng nhắm vào mục tiểu để tôn thờ Bác Hồ quá cố. Tại sao người Kinh có quyền phát triển lòng tin của mình mà nhà nước Việt Nam cho đó là tín ngưỡng chân chính trong khi đó người Chăm tin vào Kut lại bị ghép vào tội mê tín dị đoan, để rồi ra lệnh cho đội ngũ công an đến đập phá một cách công khai và trắng trợn vào ngày 25-6-2015 từ 2 chiều cho đến 6 giờ tối qua Video mà BBT Champaka đã nhận được trong tuần này.

 

Chỉ cần xem video này, độc giả có thể hình dung được thế nào là nỗi thống khổ của dân tộc Chăm, một trập thể dân tộc bản địa đã mất quê hương tổ quốc, mất đất đai chạy dài từ Quảng Bình đền Biên Hoà và hôm nay lại mất cả quyền được tin vào thần linh của mình. Có chăng, nhà nước Việt Nam hôm nay muốn xây dựng lại chính sách của vua Minh Mệnh để đàn áp người Chăm không phải vì tội theo Lê Văn Duyệt mà là vì tội tin vào tượng Kut có hình thể Linga.

 

cong an kut 2
 

 

 

  Video công an đập phá Kut Chăm 1

 

 

 

cong an kut 3
 

 

 

 Video công an đập phá Kut Chăm 2