Cuộc đấu tranh của Hội Đồng Bản Địa VN tại thủ đô Hoa Kỳ Print
Written by BBT Champaka   
Monday, 24 August 2015 05:56
hoi dong bd 10

Tin thừ Hoa Kỳ cho biết trong tháng 6 năm 2015 vừa qua, hai hội đoàn IOC-Campa và Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa-Xã Hội Champa (Hội Đồng Champa) đã gởi một số đại diện cùng đoàn múa Chăm đến thủ đô Washington D.C tham gia ngày vận động nhân quyền cho Việt Nam, và đã đến gặp một số chính khách trong quốc hội Hoa Kỳ   để yêu cầu họ quan tâm đến đời sống của dân tộc bản địa Chăm tại Pangduranga-Champa, mà Việt Nam ngày nay gọi là Ninh Thuận và Bình Thuận.

 

 

Ngày 31/07/2015,  một lần nữa Hội Đồng Champa đã cử ông Musa Porome đại diện dân tộc bản địa Champa cùng tháp tùng hai dân tộc bản địa khác là dân tộc bản địa Tây Nguyên do ông Nay Rong đại diện, và ông Thạch Tan Dara đại diện nhóm Khmer Krom nam bộ đến thủ đô Washington D.C để gặp gỡ một số chính khách Hoa Kỳ.

 

Theo Ông Musa Porome, Đại Diện dân tộc Chăm tại Hội Đồng Các Dân Tộc Bản Địa Việt Nam (Hội Đồng Bản Địa Việt Nam), có trụ sở tại North Carolina Hoa Kỳ, cho biết trong chuyến vận động lần này phái đoàn đã dành 4 ngày liên tiếp để đến gặp các vị thượng nghị sĩ trong Quốc Hội, các nhân viên ngoại giao tại văn phòng Bộ Ngoại Giao, cũng như đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc đặc trách về nhân quyền.  Lịch trình của các cuộc gặp gỡ được sắp xếp như sau:

 

Thứ hai ngày 3/08/2015

 

Phái đoàn có ba cuộc gặp gỡ với các giới chức Hoa Kỳ.  Cuộc gặp gỡ đầu tiên tại văn phòng Thượng Nghị sĩ Tom Lentos thuộc Ủy Ban Ngoại Giao của Thượng Viện Hoa Kỳ, cuộc gặp gỡ lần hai tại văn phòng Thượng Nghị Sĩ Thom Tillis thuộc Ủy Ban Nhân Quyền của Thượng Viện Hoa Kỳ, và cuộc gặp lần ba tại văn phòng Thượng Nghị Sĩ Richard Burr thuộc Ủy Ban Ngoại Giao của Thượng Viện Hoa Kỳ.

 

Trong số các nguyện vọng của phái đoàn Hội Đồng Bản Địa Việt Nam, có 6 yêu cầu chính để kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ vận dụng quyền hạn của mình yêu cầu chính quyền Việt Nam tôn trọng các quyền sau đây:

 

1). Quyền bình đẳng giữa dân tộc Kinh đa số và các dân tộc bản địa thiểu số.

 

2). Yêu cầu chính quyền Việt Nam phải trả lại đền tháp cho dân tộc Chăm được quyền thờ phượng Tổ Tiên của họ.

 

3).  Việt Nam phải có chính sách ưu đãi cho các con em học sinh, sinh viên dân tộc bản địa trong vấn đề giáo dục. Việt Nam phải liệt kê các con em sinh viên dân tộc bản địa trong danh sách sinh viên được Hoa Kỳ cấp học bỗng du học hàng năm. Giúp đỡ con em dân tộc bản địa có việc làm khi tốt nghiệp đại học.

 

4).  Yêu cầu bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam phải khôi phục lại các tên trường cũ như Trường Trung Học Po Klong tại tỉnh Ninh Thuận và Trường Trung Học Dân Tộc Tây Nguyên tại Ban Mê Thuột để con em các dân tộc bản địa có nơi cư trú trong thời gian theo học.

 

5). Yêu cầu Nhà Nước Việt Nam phải công nhận và thực thi Quyền Dân Tộc Bản Địa cho dân tộc Champa, Tây Nguyên, và Kampuchia krom theo Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về quyền các dân tộc bản địa đã được ban hành vào ngày 13-09-2007, trong đó Việt Nam là quốc gia thành viên.

 

6).  Yêu cầu các vị Thượng Nghị Sĩ tạo điều kiện cho các đại diện Hội Đồng Các Dân Tộc Bản Địa Việt Nam có trụ sở tại tiểu bang North Carolina, Hoa Kỳ, cùng có tên trong danh sách các Tổ Chức, các Hội Đoàn, các Doanh Nghiệp, các Công Ty cùng  tháp tùng Tổng Thống Obama trong chuyến công du Việt Nam vào tháng 11/2015 sắp tới.

 

hoi dong bd 1

Từ trái sang phải gồm có Ông Thạch Tin ( Khmer Krom), Ông Nay Rong ( Tây Nguyên),

Ông Thạch Tan Dara ( Khmer Krom ), Thư ký Thượng Nghị Sĩ Thom Tillis,

Ông Hassan Qaseem ( Chăm Nam Bộ), Ông Musa  Porome ( Chăm Ninh Thuận ).

 

Thứ Ba ngày 4/8/2015

 

Phái đoàn đã có cuộc gặp riêng với các Đại Diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Văn Phòng Đặc Trách Về Quan Hệ Các Tổ Chức Quốc Tế Và Nhân Quyền.

 

Trong cuộc gặp gỡ này Đại Diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã yêu cầu mỗi Đại Diện các dân tộc bản địa Champa, Tây Nguyên và Kampuchia Krom trình bày về tình trạng nhân quyền bị đàn áp, quyền tự do tín ngưỡng bị vi phạm, quyền giáo dục bị phân biệt, quyền các dân tộc bản địa không được thừa nhận ở Việt Nam để các vị Đại Diện Bộ Ngoại Giao theo dõi và nghiên cứu. 

 

Sau cuộc gặp gỡ các tùy viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đại diện Hội Đồng Các Dân Tộc Bản Địa Việt Nam đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ giúp can thiệp vào 6 yêu cầu sau:

 

1). Giúp giải quyết đưa những đồng bào Tây Nguyên còn đang tị nạn chính trị tại Cambodia, Thái Lan được dễ dàng qua định cư tại các nước thứ ba.  Đối với đồng bào không may mắn bị chính quyền Cam Bốt hay Thái Lan gởi trả về Việt Nam, yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ cần quan tâm đến sinh mạng và  đời sống của họ.

 

 2).  Yêu cầu Chính Quyền Hoa Kỳ quan tâm nhiều hơn đến nhân quyền và bản địa quyền  của các dân tộc bản địa thay vì chỉ quan tâm đến một số Blogger người Kinh đang bị chính quyền Việt nam đàn áp, bởi vì các dân tộc bản địa còn bị chính quyền Việt Nam đối xử một cách tồi tệ hơn nhiều.

 

3). Giúp yêu cầu chính quyền Việt Nam cho di dời nhà máy điện hạt nhân đến một khu vực khác ngoài tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.


Thứ Tư ngày 5/8/2015,

 

Phái đoàn đến gặp Ông Michael Schiffer, thành viên trong Ủy Ban Ngoại Giao của Thượng Viện Hoa Kỳ đặc trách về quan hệ với nước ngoài tại văn phòng của Ông. Đặc biệt nhất là phái đoàn của Hội Đồng Bản Địa Việt Nam trong cuộc gặp lần này đã yêu cầu Quốc Hội Hoa Kỳ sớm có luật về Quyền Dân Tộc Bản Địa cho các dân tộc Champa, Tây Nguyên, và Kampuchia Krom ở Việt Nam. Theo chính quyền Hà Nội, ở Việt Nam ngày nay không có dân tộc Bản Địa mà chỉ có dân tộc Thiểu Số như họ đã từng rêu rao diễn đàn quốc tế.

 

hoi dong bd 2

Từ trái sang phải:   Ngồi ghế hàng đầu là các Đại Diện Khmer Krom;

đứng ở hàng sau gồm có: Ông Musa Porome, Ông Larry Yungk ( Đặc phái viên của Cao

Ủy Tị Nạn LHQ tại Thủ Đô Washington ), Ông Thạch Tan Dara, Ông Nay Rong,

Ông Hassan Qaseem.

 

Thứ Năm ngày 6/8/2015

 

Phái đoàn đã đến gặp Bà Sussan, tùy viên đặc trách về Nhân Quyền và Lao Động thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Nhân cơ hội này, các Đại Diện của Phái Đoàn cũng lần lược trình bày nỗi cơ cực của các cư dân bản địa ở Việt Nam.  Họ bị chính quyền Việt Nam tịch thu đất đai canh tác, tịch thu ruộng vườn, khiến họ không còn phương tiện để sinh sống đành phải bỏ nhà cửa, buôn làng ra đi để kiếm sống qua ngày tại các đường phố, quán ăn Việt Nam

 

*

 

Qua 4 ngày công tác liên tục tại Washington D.C năm nay đã đưa Hội Đồng Bản Địa Việt Nam đến gần với các chính khách Hoa Kỳ và cơ quan Liên Hiệp Quốc hơn.  Đối với dân tộc Tây Nguyên và Khmer Krom thì Chính phủ Hoa Kỳ đã biết từ lâu.  Riêng dân tộc bản địa Champa thì chính quyền Hoa Kỳ ít để ý hơn. Đây là bước đầu trong công cuộc vận động của Hội Đồng Bản Địa Việt Nam trên trường Quốc Tế để yêu cầu chính quyền Việt Nam trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

 

Xin bấm vào đây để xem chi tiết bản tin:

 

Cuộc Vận Động Cho Quyền Dân Tộc Bản Địa

Champa, Tây Nguyên và Kampuchia Krom Tại Thủ Đô Hoa Kỳ

 

hoi dong bd 3

Hình bên trên từ trái sang phải gồm có Ông Thạch Tin, Ông Thạch Tan Dara ( Đại diện dân tộc bản

địa Kampuchia Krom ), Ông Hassan Qaseem, Ông Musa Porome ( Đại diện dân tộc bản địa Champa ),

và Ông Nay Rong ( Đại diện dân tộc bản địa Tây Nguyên ).