Công an Mã điều tra Chăm theo tổ chức Thành Đài và Quang Cẩn Print
Written by BBT Champaka   
Tuesday, 17 November 2015 14:48
malai 00-10
Thành Đài

Mã Lai là quốc gia đa chủng tộc, có dân số vào khoảng 30 triệu người. Người Mã là dân tộc đa số, nhưng chỉ chiếm tỷ lệ  50.1%, sau đó là người Hoa (22.6%), người bản địa (11.8%), người Ấn (6.7%) và dân tộc khác (8.8%). Sự hiện diện quá đông đảo của người Hoa và Ấn đã đưa vương quốc Mã Lai vào con đường tranh chấp chủng tộc, kéo theo những cuộc xung đột giữa người Mã và Hoa trên bàn cờ chính trị.   Kể từ đó, người Hoa và Ấn thường phản đối chính quyền Mã Lai tìm cách đưa dân hồi giáo nước ngoài vào vương quốc để lấy số phiếu bầu cử, trong khi chính quyền này ngân cấm tuyệt đối người Hoa và Ấn di cư vào vương quốc này.

 

 

Tình hình Chăm tị nạn ở Mã Lai sau năm 1985

 

Biến cố chính trị ở Đông Dương vào năm 1975 đã gây ra những cuộc vượt biên khỗng lồ của người Việt, Campuchia sang Mã Lai tị nạn, trong đó có người Chăm. Trước sức ép của người Hoa và Ấn, chính quyền Mã Lai tuyên bố không đón nhận bất cứ người tị nạn Đông Dương, dù là người Việt, Hoa hay Campuchia… trên lãnh thổ của mình. Nhưng trên thức tế, chính phủ Mã Lai tìm mọi cách đón nhận người Chăm tị nạn tại quốc gia này. Vì theo quan niệm của Mã Lai, người Chăm là nhóm người mà họ xem như là người « bà con » có chung nền văn hoá, tiếng nói và tín ngưỡng. Kể từ đó, họ tìm cách che chở cho người Chăm, nhưng lúc nào cũng kín đáo và tế nhị, hầu né tránh những phản đối từ công đồng người Hoa và Ấn.

 

Trước sức ép cả công đồng người Hoa và Ấn, người ta không biết một cách chính xác số lượng người Chăm ở Mã Lai là bao nhiêu, vì đây là vấn đề bí mật mà chính quyền Mã Lai không muốn tuyên bố chính thức.  Theo nguồn tin từ hành lang cho rằng Chăm sinh sống ở Mã Lai có giấy cư trú thường trực vào khảong 25 ngàn người. Số còn lại không có giấy cư trú vào khảong 20 ngàn người.

 

Mã Lai che chỡ cho người Chăm không có giấy cư trú

 

Năm 1992, Liên Hiệp Quốc quyết định đóng cửa trại tị nạn ở Mã Lai. Những người Chăm đến Mã Lai trước năm 1992 vào khoảng 25 ngàn người được chính phủ Mã Lai cấp giấy cư trú thường trực, có nghĩa là họ phép sống ở Mã Lai nhưng họ không phải là công dân Mã. Sau năm 1992, có thêm khoảng 20 ngàn Chăm nữa sang Mã Lai  tị nạn. Cho đến hôm nay, những người Chăm này không có giấy tờ hợp lệ. Chính quyền Mã không giám cấp giấy phép cư trú cho Chăm, vì sợ người Hoa và Ấn phản đối, nhưng cũng không bắt họ hay đuổi họ đi nước khác. Chính quyền dùng chính sách nhắm mắt làm lơ để người Chăm sinh sống, tự do buôn bán, có quyền mua nhà và mua xe lấy tên người bà con thân cận, có quyền cho chon đi học, với điều kiện là phải kín đáo v.v. Khi có lệnh xét nhà ở khu vực nào đó, công an Mã Lai đến tận nhà nhắc nhở người Chăm nên đi chổ khác vài tiếng rồi trở lại. Chăm lái xe bị bắt, công an Mã nhắm mắt làm ngơ, nếu họ có người Chăm nào ở Mã Lai đứng ra bảo trợ, để chứng nhận họ là người Chăm thật sự, v.v.

 

malai 01

 

Mã Lai tìm cách giúp Chăm ở đàng sau bóng tối

 

Gần 5 năm qua, để giải quyết vấn đề người Chăm không có giấy cư trú, Perkim (Pertubuhan Kebaijikan Islam Malaysia), cơ quan nhà nước đặc trách về chương trình Hồi Giáo tại vương quốc Mã Lai, có mở văn phòng ở tiểu bang Selangor rất là kín đáo qua nhản hiệu gọi là Hội Từ Thiện Hồi Giáo, để người Chăm đến đây đăng ký, khai báo và chứng nạn họ là người Chăm thật sự. Abd. Karim là người cố vấn trong cơ quan này, nhất là chứng nhận ai là người Chăm, nếu họ biết nói tiếng Chăm.  Nhưng cơ quan này chỉ thu hồ sơ rất giới hạn, kín đáo để người Hoa và Ấn không nghi ngờ là chính quyền Mã đang tìm cách giúp người Chăm tị nan.

 

Một khi hồ sơ đã cứu xét, Perkim viết giấy chứng nhận họ là dân tộc Chăm sinh sống ở Mã Lai không có giấy cư trú, và yêu cầu các cơ quan anh ninh không nên bắt bớ họ. Đây không phải là giấy cư trú chính thức mà chỉ là giấy chứng nhận họ là người đã đăng ký ở cơ quan Perkim mà thôi. Cũng nhờ giấy chứng nhận của Perkim, người Chăm đã đăng ký với cơ quan Perkim ra đường không còn sợ hải nữa.

 

Thành Đài hô hào Chăm Mã Lai gia nhập Quốc Gia Champa tự trị

  

Gần đây, người Chăm không giấy tờ ở Mã Lai trở thành một vấn nạn đối với cơ quan an ninh. Theo người Chăm ở Mã Lai cho biết tổ chức Bangsachampa của Thành Đài và Ts. Quảng Đại Cẩn có sang Mã Lai để lôi kéo môt số người Chăm không có giấy cư trú, gia nhập vào tổ chức Bangsachampa, đứng ra cấp giấy cho họ gọi là “chứng minh nhân dân của Bangsachampa”, tức là chứng minh nhân dân của Quốc Gia Champa không biên giới. Tổ chức của Thành Đài và Ts. Quảng Đại Cẩn còn tụ tập trẻ con và người lớn tuổi, cầm khẩu hiệu “Bangsachampa di Malaysia” vương lên rồi chụp hình để đưa lên mạng hầu quảng cáo cho làng sóng người Chăm gia nhập tổ chức này.

 

Theo nguồn tin từ Mã Lai cho biết, tổ chức của Thành Đài và Ts. Quảng Đại Cẩn truyên truyền rằng người Chăm nào có thẻ chứng minh nhân dân của Bangsachampa sẽ được Liên Hiệp Quốc bảo trợ, có quyền sinh hoạt và cư trú chính thức tại  Mã Lai với điều kiện là họ phải ký vào giấy gia nhập, đóng tiền nguyệt liễm từ 10 cho đến 100 đola tuỳ theo khả năng. Với số tiền này, tổ chức của Thành Đài và Ts. Quảng Đại Cẩn sẽ cung cấp cho họ những giấy tờ hành nghề buôn bán tại quốc gia này.

 

Đối với người Chăm không có giấy cư trú, khi nghe tổ chức của Thành Đài và Ts. Quảng Đại Cẩn yêu cầu gia nhập và đóng nguyệt liễm và có Liên Hiệp Quốc bảo trợ, thì họ rất phẩn khởi, tình nguyện tham gia ngay. Một số người ủng hộ cho đến 100 đola.

 

malai 13

 

Công an điều tra những người Chăm theo tổ chức Thành Đài

 

Khi Thành Đài về Thuỵ Điển, cơ quan an ninh Mã Lai phát hiện vấn đề, bắt đầu truy lùng một số người Chăm gia nhập tổ chức Bangsachampa của Thành Đài và Quảng Đại Cẩn. Vì quá sợ, một số người Chăm phải vứt bỏ đi  giấy chứng minh nhân dân của Quốc Gia Champa không biên giới. Cho đến hôm nay, người ta không biết cơ quan an ninh Mã Lai đã bắt giữ mấy người Chăm theo tổ chức của Thành Đài và Quảng Đại Cẩn.

 

Mã Lai là quốc gia độc lập, nhưng tình hình nội bộ đang nằm trong tình trạng căng thẳng, vì đảng Hồi Giáo đối lập muốn biến Mã Lai thành quốc gia Giáo Giáo và có rất nhiều người Mã tham giao vào phong trào khủng bố của Quốc Gia Hồi Giáo ở Syrie (IS), v.v. Kể từ đó, chính quyền Mã Lai có chính sách kiểm soát người dân vô cùng chặt chẻ. Riêng về người Chăm, họ không có quyền tham gia vào hội đoàn hay tổ chức nào mà không có sự đồng ý của chính quyền.

 

Mã Lai hăm doạ đuổi Chăm theo Thành Đài đi nước khác

 

Theo người Chăm ở Mã Lai cho biết, cơ quan an ninh tuyên bố rằng những Chăm nào theo tổ chức Bangsachampa của Thành Đài và Quảng Đại Cẩn thì phải rời khỏi Mã Lai để theo hai người này sống ở nước khác, chứ không có quyền ở Mã Lai nhưng lại mang chứng minh nhân dân của một quốc gia Champa không có tên trong danh sách của Liên Hiệp Quốc. Và cơ quan an ninh cũng muốn biết một số trí thức Chăm ở Mã Lai như Abd. Karim và Sani Tần, v.v.  có quen với Thành Đài và có nằm trong tổ chức của Bangasachampa hay không? 

 

Bấm vào đây để đọc bài: Chăm Campuchia kêu gọi Thành Đài phải trả lại số tiền cổ phần 3000 đola

 

Đây là một số hình ảnh mà người Chăm ở Mã Lai đang truyền cho nhau qua mạng web mà cơ quan an ninh đã có trong tay đang nghiên cứu:

 

malai 02
malai 03
malai 04
malai 05
malai 06
malai 07
malai 08
malai 09
malai 10
malai 11
malai 12