Buổi cơm bản địa 4-9-2016 mong sự hổ trợ của Hội Đoàn Chăm Print
Written by BBT Champaka.info   
Tuesday, 16 August 2016 09:55
aa3 tu cong anh 10
 Andrew Tu, Chủ tịch CSCD-Champa

Hội Đồng Phát Triển Văn Hoá Xã Hội Champa (viết tắc: Hội Đồng Phát Triển Champa) là thành viên của Hội Đồng Bản Địa Việt Nam có trụ sở ở Nord Carolina (Hoa Kỳ) tập trung 3 dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom có mục tiêu đấu tranh đòi quyền dân tộc bản địa phù hợp với Tuyên Ngôn của Liên Hiệp ra đời vào năm 2007 mà Việt Nam là quốc gia thành viên đã ký vào hiến chương này. Đây là cuộc đấu tranh hoàn toàn bất bạo động nhằm yêu cầu nhà nước Việt Nam phải công nhận người Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom là thành phần dân tộc bản địa chứ không phải là dân tộc thiểu số như người Ấn, Hoa, v.v. từ nước khác sang định cư trên lãnh thổ Việt Nam.

 

 

Đối với dân tộc Chăm hôm nay, cuộc vận động đấu tranh đòi quyền dân tộc Chăm bản địa là đề tài quá mới mẻ, chưa ăn sâu vào tìm thức của dân tộc này, mặc dù Hội Đồng Phát Triển Champa không ngừng chung vai sát cánh từ mấy năm qua với dân tộc Tây Nguyên và Khmer Krom để đấu tranh trên diễn đàn của Liên Hiệp Quốc để trình bày những nguyện vọng chính đáng về quyền dân tộc bản địa của mình.

 

Nhằm phát triển nghị trình đấu tranh đòi quyền bản địa, Hội Đồng Phát Triển Champa sẽ tổ chức “Buổi Cơm Thân Mật” dành cho đồng hương Chăm ở hải ngoại vào ngày 4-9-2016 tại San Jose (Hoa Kỳ) để trình bày thế nào mục tiêu đấu tranh đòi quyền dân tộc Chăm bản địa và vận động quí hội đoàn, nhân sĩ, trí thức và thanh niên Chăm yểm trợ và hổ trợ cho chương trình này. Và “Buổi Cơm Thân Mật” này sẽ có sự hiện diện của một số chính khách như ông Morton Sklar (luật sư của Tổ Chức Thế Giới về Nhân Quyền), ông Tan Dara (đại diện dân tộc Khmer-Krom), Nay Rong (đại diện dân tộc Tây Nguyên), Ts. Po Dharma (Pgs tại Viện Viễn Đông Pháp, Paris).

 

Theo Hội Đồng Phát Triển Champa cho biết ban tổ chức của “Buổi Cơm Thân Mật” đã viết văn thư chính thức để mời 4 hội đoàn Chăm tại hải ngoại để tham gia “Buổi Cơm Thân Mật” này, đó là:

 

1).  Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa đặt dưới sự điều hành của Phú Văn Lưu. Sáng lập viên của Hội Văn Hoá Truyền Thống là cựu dân biểu Lưu Quang Sang, một nhà lãnh đạo tinh thần Chăm dưới thời Việt Nam Cộng Hoà đã từng trải qua hơn 7 năm tù dưới chế độ cộng sản sau năm 1975.

 

aa3 luu quang sang

 Xin bấm vào đây để xem:

Thư mời Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa

 

2).  Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa đặt dưới sự điều hành của Đặng Chánh Linh. Sáng lập viên của Hội Văn Hoá Truyền Thống là Trung Uý Đắc Văn Kiết (cựu Trưởng Ty Phát Priển Sắc Tộc - VNCH) và Bá Trung Xin (thành viên trong ngày vùng dậy của Fulro vào tháng 9-1964)

 

aa3 dang chanh linh

Xin bấm vào đây để xem:

Thư mời Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa

 

3).  Hội Văn Hoá và Nghệ Thuật Champa đặt dưới sự điều hành của ca sĩ Chế Linh, có trụ sở ở Toronto, Gia Nã Đại

 

aa3 che linh 10

 

Xin bấm vào đây để xem:

Thư mời Hội Văn Hoá và Nghệ Thuật Champa

 

5).  IOC-Champa, đặt dưới sự điều hành của Kevin Champa

 

aa31-kevin 10

 

Xin bấm vào đây để xem:

Thư mời IOC-Champa

 

Gần 2 thập niên qua, 4 hội đoàn Chăm vừa nêu ra đã đóng góp rất nhiều công trình nhằm bảo vệ di sản văn hoá Champa. Đây là những thành quả hoạt động đáng trân trọng mà lịch sử cận đại Champa không thể bỏ qua. Hy vọng rằng bên cạnh công tác bảo tồn văn hoá Champa, các hội đoàn Chăm ở hải ngoại sẽ không bỏ rơi mục tiêu đấu tranh đòi quyền bản địa mà dân tộc Chăm phải đeo đuổi với bất cứ giá nào hầu bảo vệ sự sống còn của dân tộc này trong thế kỷ thứ 21. Sự hiện diện của các hội đoàn Chăm trong “Buổi Cơm Thân Mật” ngày 4-9-2016 không hàm ý quảng cáo tên tuổi của các nhân vật nằm trong ban lãnh đạo của Hội Đồng Phát Triển Champa, như Andrew Tu (Chủ tịch), Rohim Abraham (Đệ nhất phó chủ tịch, Musa Porome (Đệ nhị phó chủ tịch), Nại Thành Đơn (Uỷ viên), Kevin Champa (Trưởng ban tài chánh), Dương Chi Mai (Thủ quỹ), Châu Văn Thủ (Thư ký), mà là tôn vinh chương trình đấu tranh đòi quyền dân tộc Chăm bản địa mà Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc đã cho phép. Vì rằng các cơ quan quốc tế không thể mang lại cho người Chăm quyền bản địa nếu dân tộc Chăm không đứng lên đấu tranh để đòi quyền lợi của mình.

 

aa3 ban chap hanh  

Theo chúng tôi, “Buổi Cơm Thân Mật” ngày 4-9-2016 còn là biến cố lịch sử đáng quan tâm và chú ý. Vì rằng sự hiện diện của các hội đoàn Chăm trong “Buổi Cơm Thân Mật” sẽ là biểu tượng của “ngày hoà bình” trở về với dân tộc Chăm tại hải ngoại sau 2 thập niên khủng hoảng và xa cách, phát xuất từ sự hiểu lầm và nghi kỵ nhau. Và ngày 4-9-2016 còn là cơ hội để các hội đoàn Chăm biểu dương tinh thần xây dựng một cuộc “đổi mới” trong xã hội bằng cách xem người Chăm tại hải ngoại hôm nay là những thành viên đồng tộc cùng chung dòng máu Champa, chứ không phải là đối tượng thù địch cần phải tẩy chay và dập tắt. Và đây cũng là cơ hội quí giá để dân tộc Chăm có dịp ngồi chung trên bàn tiệc hầu chúc mừng nhau, cổ võ cho chương trình đấu tranh đòi quyền bản địa và bỏ qua những biến cố buồn phiền trong quá khứ để cùng nhau đoàn tụ hầu làm một chút gì cho quê hương đổ nát, dựa trên tinh thần hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau.

 

aa3 thanh vien 1-20

Cũng theo quan điểm của chúng tôi, Hội Hội Đồng Phát Triển Champa, dù sao đi nữa, cũng là một tổ chức của người Chăm có mục tiêu đấu tranh để bảo vệ cho quyền của dân tộc Chăm bản địa, tập trung nhiều thành viên Chăm có nhiệt huyết vì dân tộc không phân biệt tôn giáo và địa phương. Chính vì nguyên nhân đó, các tổ chức của người Chăm đồng tộc như Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa, Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa, Hội Văn Hoá Nghê Thuật Champa cũng cần bày tỏ tinh thần yểm trợ và bảo trợ cho mục tiêu của ngày 4-9-2016 do Hội Hội Đồng Phát Triển Champa tổ chức, hơn là ghép tổ chức này vào thành phần của đối tượng thù địch mà chính quyền Hà Nội thường nêu ra trong văn chương tuyên truyển.

 

aa3 thanh vien 2-20

Ai cũng biết các hội đoàn Chăm ở hải ngoại đều là tổ chức của những người Chăm cùng máu mũ, có chung một nguồn gốc lịch sử Champa. Mặc dù mỗi hội đoàn đều có qui chế và chương trình hoạt động riêng, nhưng tất cả hội đoàn này đều hướng đến một mục tiêu cuối cùng đó là bảo vệ quyền lợi chung của dân tộc. Chính vì nguyên nhân đó, các hội đoàn Chăm ở hải ngoại cần thể hiện tinh thần bảo trợ và hổ trợ cho nhau hơn là dùng chiến thuật để xa lánh, bỏ rơi và cô lập nhau trên đất khách quê người. Và sự tương thân tương trợ lẫn nhau giữa hội đoàn Chăm để đấu tranh đòi quyền bản địa là giải pháp cuối cùng trong cuộc cưu mang dân tộc Chăm thoát ra khỏi sự diệt vong trong thế kỷ thứ 21.

 

aa3 thanh vien 320

Tóm lại, đoàn kết giữa người Chăm là ý thức hệ gạt bỏ mọi tư tưởng gia đình trị và bè phái trị để cùng nhau chung sống hầu tiến đến mục tiêu chung. Nếu không, dân tộc Chăm không còn hy vọng gì vào các bậc nhân sĩ, trí thức và thanh niên Chăm để cưu mang dân tộc này trong những thập niên sắp tới.

 

Phụ Lục

Thư ngỏ của Hội Đồng Phát Triển Champa